Sau 17 năm thực hiện trương trình phát triển cao su các tỉnh miền núi phía Bắc (MNPB) Tập đoàn Cao su Việt Nam (VRG) đã vượt qua nhiều khó khăn, thách thức để đạt được những kết quả đáng tự hào, từng bước giúp bà con các dân tộc thiểu số trên địa bàn ổn định cuộc sống, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội và thay đổi diện mạo các bản làng vùng cao.

Cây cao su đem lại những hiệu quả rõ nét

Thực hiện chủ trương mở rộng diện tích trồng cao su, sau nhiều nghiên cứu thử nghiệm, năm 2007, VRG lần đầu đưa cây cao su lên trồng ở MNPB và đầu tiên là Sơn La, sau đó phát triển thêm ở Lai Châu, Điện Biên, Yên Bái rồi lên Hà Giang… Đến nay, khu vực MNPB có 9 công ty cổ phần cao su (Lai Châu, Lai Châu II, Dầu Tiếng – Lai Châu, Điện Biên, Mường Nhé – Điện Biên, Sơn La, Yên Bái, Hà Giang, Dầu Tiếng – Lào Cai) thực hiện nhiệm vụ trồng, chăm sóc, khai thác và chế biến cao su tại 6 tỉnh.

 17 năm phát triển cao su miền núi phía Bắc: Thành quả trên vùng đất khó 第1张

Đoàn công tác VRG thăm vườn cây ở Đội sản xuất Văn Chấn, Cao su Yên Bái ngày 17/9/2024

Các công ty trực thuộc VRG quản lý 28.547 ha, trong đó vườn cây đưa vào khai thác 23.056 ha, KTCB 5.491 ha. Tổng CB.CNV LĐ 5.020 người, hộ nhận khoán 1.293, trong đó người đồng bào dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ trung bình từ 90 - 95%/tổng số người lao động của các công ty.

Những năm qua, diện tích và sản lượng khai thác của khu vực MNPB tăng dần. Cụ thể: năm 2019 khai thác 10.701,86 ha, sản lượng 9.194,63 tấn. Năm 2020 khai thác 14.027,47 ha, sản lượng 13.682,11 tấn. Năm 2021 khai thác 17.476,45 ha, sản lượng 18.733,43 tấn. Năm 2022 khai thác 19.831,49 ha, sản lượng 19.166 tấn. Năm 2023 khai thác 21.491,49 ha, sản lượng 20.491 tấn.

Khu vực MNPB quy hoạch 5 nhà máy chế biến với tổng công suất 26.000 tấn/năm. Hiện đã có 2 nhà máy tại Sơn La và Lai Châu hoạt động, cuối năm 2024 sẽ có nhà máy chế biến Lai Châu 2, dự kiến quý II năm 2025 nhà máy Điện Biên đi vào hoạt động.

Các công ty cao su thực sự góp phần xây dựng nông thôn mới. Điều này thể hiện rõ nhất là đời sống bà con được nâng cao hơn, ấm no hơn từ khi có sự hiện diện của cây cao su nơi vùng cao. Nhất là đối với những hộ gia đình có đất góp với các công ty sản xuất cao su, đồng thời trực tiếp tham gia làm công nhân cao su.

Thi đua hoàn thành vượt mức kế hoạch

Năm 2024, tình hình thời tiết cực đoan tiếp tục ảnh hưởng lớn đến hoạt động SXKD của các đơn vị MNPB, đặc biệt là cơn bão số 3 (Yagi) vừa qua. Tuy vậy, các công ty đã nỗ lực với nhiều giải pháp trong điều hành, tổ chức SXKD để đạt kết quả cao nhất.

 17 năm phát triển cao su miền núi phía Bắc: Thành quả trên vùng đất khó 第2张

Công nhân khai thác cao su (ảnh: VRG)

Dự kiến đến cuối năm, khu vực sẽ hoàn thành KH với nhiều đơn vị vượt chỉ tiêu đề ra. Theo đó, một số đơn vị sẽ hoàn thành vượt mức KH sản lượng như: Dầu Tiếng Lai Châu vượt hơn 14% KH, Cao su Sơn La vượt gần 7% KH, Cao su Điện Biên vượt 5% KH và Cao su Yên Bái vượt 5% KH…

Bên cạnh đó, các công ty thường xuyên quan tâm tạo điều kiện và thực hiện tốt mọi chế độ chính sách đối với NLĐ, tạo việc làm ổn định thường xuyên cho NLĐ và hộ nhận khoán. Các công ty cũng thực hiện tốt công tác đảm bảo an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội; công tác xã hội, từ thiện, nghĩa vụ đối với Nhà nước, với địa phương nơi đơn vị đứng chân.

Sau 17 năm bén rễ ở Miền núi phía Bắc, vượt qua vô vàn khó khăn, thử thách, 28.547 ha cao su đứng vững với diện tích mở cạo mỗi năm càng nhiều, đã đem lại hiệu quả SXKD tốt cho các công ty và thu nhập ổn định cho NLĐ. Nhờ có cây cao su, đời sống bà con đã thay đổi, công nhân cao su vùng cao có thu nhập ổn định, nhà cửa khang trang, có tiền tích lũy.

 17 năm phát triển cao su miền núi phía Bắc: Thành quả trên vùng đất khó 第3张 Công ty TNHH MTV cao su Chư Sê chú trọng chăm lo đời sống, sức khỏe cho người lao động 14/10/2024  17 năm phát triển cao su miền núi phía Bắc: Thành quả trên vùng đất khó 第4张 Thanh tra dự án núp bóng góp vốn cổ phần 'bán' đất cao su 12/10/2024  17 năm phát triển cao su miền núi phía Bắc: Thành quả trên vùng đất khó 第5张 Khe co giãn đường bộ cầu Hàm Rồng bị bong bật cao su 12/09/2024 Nguyễn Dũng Xem nhiều

Kinh tế

Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình, 5 Bộ trưởng thêm nhiệm vụ mới

Kinh tế

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc gọi điện yêu cầu Tổng Cục Thuế rà soát ngay thuế với Temu

Kinh tế

Giá vàng, USD đồng loạt 'nổi sóng'

Kinh tế

Thủ tướng: Sớm triển khai cầu Tứ Liên bắc qua sông Hồng

Kinh tế

Đốt rơm là đốt... tiền
Tin liên quan  17 năm phát triển cao su miền núi phía Bắc: Thành quả trên vùng đất khó 第6张

Báo Tiền Phong và Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam ký hợp tác toàn diện

 17 năm phát triển cao su miền núi phía Bắc: Thành quả trên vùng đất khó 第7张

Báo Tiền Phong hợp tác toàn diện cùng Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam

 17 năm phát triển cao su miền núi phía Bắc: Thành quả trên vùng đất khó 第3张

Công ty TNHH MTV cao su Chư Sê chú trọng chăm lo đời sống, sức khỏe cho người lao động

MỚI - NÓNG  17 năm phát triển cao su miền núi phía Bắc: Thành quả trên vùng đất khó 第9张
Tổng thống Mỹ Biden xin lỗi thổ dân da đỏ
Thế giới TPO - Tổng thống Joe Biden xin lỗi về vai trò của Chính phủ Mỹ trong việc điều hành các trường nội trú, nơi ngược đãi trẻ em người da đỏ bản địa trong hơn 150 năm trước đây.  17 năm phát triển cao su miền núi phía Bắc: Thành quả trên vùng đất khó 第10张
Giám đốc Công an tỉnh Quảng Bình nhận thêm nhiệm vụ mới
Xã hội Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Bình chỉ định đồng chí đại tá Nguyễn Thanh Liêm, Giám đốc Công an tỉnh, tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, giữ chức vụ Bí thư Đảng ủy Công an tỉnh, nhiệm kỳ 2020-2025.  17 năm phát triển cao su miền núi phía Bắc: Thành quả trên vùng đất khó 第11张
Hơn 370 ứng viên tham dự kì sát hạch kiểm định viên chất lượng giáo dục
Giáo dục TPO - Kì sát hạch kiểm định viên kiểm định chất lượng giáo dục đại học và cao đẳng sư phạm năm 2024 có 372 ứng viên đến từ các trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục, cơ sở giáo dục, cơ quan bộ, Chính phủ  tham dự.