Nhận ủy quyền đất rừng giao khoán
Bà Đặng Thị Lợi (61 tuổi, trú thôn Túy Loan Đông 2, xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang, TP. Đà Nẵng) nói rằng, gần 20 năm trước, ông Nguyễn Minh Thêm (trú phường Hòa Khánh Bắc, quận Liên Chiểu, Đà Nẵng) được Lâm trường Sông Nam (nay là BQL Rừng đặc dụng Bà Nà - Núi Chúa) giao khoán 9,2ha đất lâm nghiệp tại Tiểu khu 37, xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang, Đà Nẵng. Ông Nguyễn Công Dậy (trú xã Hòa Khương, Hòa Vang) cũng được giao khoán 4ha đất lâm nghiệp tại khu vực nói trên.
Hơn 10ha keo trồng của người dân thuộc huyện Đông Giang (Quảng Nam) đã bị lực lượng chức năng chặt bỏ Ảnh: Nguyễn Thành
Năm 2009, ông Thêm và ông Dậy ủy quyền toàn bộ diện tích đất giao khoán này cho bà Lợi chăm sóc, bảo vệ, khai thác, tái tạo rừng và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo quy định. Các ủy quyền này đều được Giám đốc Lâm trường Sông Nam thời điểm đó ký xác nhận (trong đó có phần đất khai thác thêm) với tổng diện tích là 21ha.
Kể từ khi nhận ủy quyền, bà Lợi thực hiện đúng các quy định của pháp luật cũng như các yêu cầu của BQL Rừng phòng hộ. Sau đó, nhận thấy việc trồng keo không đảm bảo được chi phí đầu tư nên gia đình đã đề nghị được chuyển đổi một phần diện tích từ trồng keo sang trồng cao su và được sự đồng ý của BQL Rừng phòng hộ Đà Nẵng.
Tuy nhiên, mới đây BQL Rừng đặc dụng Bà Nà - Núi Chúa ký thanh lý hợp đồng một phần diện tích giao khoán nói trên để bàn giao cho Quảng Nam vì đây là vùng chồng lấn giữa hai địa phương. Việc thanh lý, BQL chỉ làm việc với ông Dậy và ông Thêm mà không thông báo cho bà Lợi biết hay chứng kiến. Sau khi nhận đất, huyện Đông Giang (Quảng Nam) đã cho lực lượng chức năng chặt hạ hơn 10 ha keo của bà Lợi để trồng lại rừng mà không hỗ trợ bồi thường. Trong khi đó, phần diện tích keo, cao su ở lâm phần Đà Nẵng của bà Lợi cũng được BQL Rừng đặc dụng Bà Nà - Núi Chúa yêu cầu không được chăm sóc khai thác.
“Tôi đã được ủy quyền toàn bộ để thực hiện việc sản xuất, khai thác, được tự quyết định đối với phần đất đã nhận giao khoán, và việc ủy quyền có giá trị pháp luật, nhưng khi cơ quan chức năng ký thanh lý hợp đồng thì tôi không được thông báo. Năm ngoái họ chặt hết cây keo đang độ tuổi trưởng thành mà không hỗ trợ bồi thường gì hết. Nhiều vạt keo khác đến kỳ khai thác nay đã chết khô. Diện tích lớn cao su đến vụ thu hoạch mủ nhưng Trạm quản lý bảo vệ rừng Cà Nhông cũng cấm cản”, bà Lợi nói.
“Ở Đà Nẵng hiện nay có rất nhiều trường hợp như thế này. Theo luật buộc phải thanh lý, nhưng trước khi thanh lý phải có chính sách hỗ trợ đối với người dân đã tổ chức trồng rừng. Thành phố đã giao cho Sở NN&PTNT rà soát hết các hợp đồng giao khoán rừng trên tất cả các quận, huyện… Sau khi rà soát, chúng tôi sẽ tổng hợp đề xuất thành phố phương án xử lý, hỗ trợ người dân”.
Ông Phan Thế Dũng- Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm TP. Đà Nẵng
Bà Lợi liên tục gửi đơn cầu cứu lên Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng, đồng thời khởi kiện BQL Rừng đặc dụng Bà Nà - Núi Chúa, Chi cục Kiểm lâm Đà Nẵng ra Tòa án nhân dân TP. Đà Nẵng. Bà yêu cầu tòa án hủy bỏ việc thanh lý hợp đồng giao khoán rừng với các cá nhân liên quan; hủy bỏ việc bàn giao diện tích đất rừng (gồm đất trong và ngoài hợp đồng) cho huyện Đông Giang vào ngày 6/5/2022. Đồng thời, yêu cầu tòa tuyên bồi thường thiệt hại tài sản trên đất canh tác cho gia đình bà.
Chính quyền nói gì?
Trả lời khiếu nại của người dân, UBND huyện Đông Giang cho biết, huyện nhận bàn giao thực địa tổng diện tích hơn 6,4ha đất giao khoán chồng lấn, theo 15 mốc ranh giới hành chính giữa hai địa phương và không nhận bất cứ hồ sơ nào liên quan đến đất và tài sản trên đất của bà Đặng Thị Lợi. Trên cơ sở hồ sơ bàn giao, huyện đã thực hiện các thủ tục theo đúng quy định pháp luật.
Đối với diện tích ngoài hồ sơ giao khoán, huyện Đông Giang cho hay, đã ban hành 2 thông báo tìm chủ sở hữu tài sản, nhưng không có tổ chức, cá nhân nào liên hệ xác nhận tài sản nên huyện đã kết luận là tài sản vô chủ và xử lý theo đúng quy định. UBND huyện Đông Giang cũng cho rằng, việc bà Lợi khiếu nại là vấn đề dân sự giữa bà và các tổ chức, cá nhân liên quan trong việc ủy quyền giao khoán và xác nhận ủy quyền giao khoán, thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan chức năng Đà Nẵng, không thuộc phạm vi giải quyết của huyện Đông Giang (Quảng Nam).
Ông Phan Thế Dũng, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm TP. Đà Nẵng, cho biết, vụ việc kéo dài đã mấy năm nhưng vẫn chưa có phương án xử lý thỏa đáng. Trước đây, liên quan đến việc giao khoán và xác nhận ủy quyền đã kiểm điểm rất nhiều người. Theo ông Dũng, đây là hợp đồng ủy quyền, người dân trồng rừng sản xuất, không sai cho nên có quyền định đoạt tài sản trên đất. Tuy nhiên, theo Luật Lâm nghiệp có hiệu lực từ năm 2019, phải thanh lý hợp đồng. Nhưng trước khi thực hiện phải giải quyết dứt điểm quyền lợi của người dân, phải có phương án đền bù, hỗ trợ.
Riêng việc người dân không được phép khai thác cây đã trồng dẫn đến thiệt hại, ông Dũng cho biết, trước đây, BQL Rừng đặc dụng Bà Nà - Núi Chúa cho phép người dân khai thác. Tuy nhiên, năm 2023, Thanh tra kết luận việc này không đúng quy định, nên BQL Rừng đặc dụng Bà Nà - Núi Chúa phải chấp hành, không thể làm khác.
Xem nhiềuBạn đọc
Cả trăm người đến hỗ trợ, 'giải cứu' chủ trang trại có 9.000 con gà chết ngạt
Bạn đọc
Cô gái trẻ bất ngờ khi CSGT liên hệ trao trả túi xách đánh rơi trên đường
Bạn đọc
Ấm lòng những 'chuyến xe 0 đồng Khánh Hòa' cho bệnh nhân nghèo
Bạn đọc
Kỳ lạ chuyện bán đất nghĩa trang trên giấy
Bạn đọc
Đăng thảo luận