TPO - Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, một số loài sứa có thể hợp nhất cơ thể của chúng lại với nhau khi bị thương. Sự thích nghi độc đáo này, bao gồm việc hợp nhất hệ thần kinh và dạ dày của chúng, chưa từng thấy ở bất kỳ loài nào.  Kỳ lạ loài sứa biển biết 'biến hình' sau khi bị thương 第1张

Lần đầu tiên, các nhà nghiên cứu có thể hợp nhất cơ thể của loài sứa có mụn cóc (Mnemiopsis leidyi) bị thương. (Ảnh: Alamy)

Một nghiên cứu mới tiết lộ rằng, những sinh vật biển sâu kỳ lạ được gọi là sứa lược có thể hợp nhất với nhau khi chúng bị thương, tạo ra một cá thể khổng lồ duy nhất có hệ thần kinh và dạ dày kết hợp vĩnh viễn. Các nhà nghiên cứu cho biết sự thích nghi bất thường này chưa từng thấy ở bất kỳ loài nào khác.

Các nhà nghiên cứu đã tình cờ phát hiện ra loài sứa hợp nhất này trong phòng thí nghiệm.

Sứa lược, còn được gọi là ctenophores, là một nhóm gồm hơn 100 loài sinh vật dạng keo, giống như cục nước có xúc tu nhỏ. Loài động vật trông giống người ngoài hành tinh này đã tạo ra màn trình diễn phát sáng ở biển sâu bằng cách thắp sáng các tế bào chuyên biệt trên khắp cơ thể trong suốt của chúng. Chúng thường được coi là một trong những sinh vật kỳ lạ nhất ở biển sâu và được cho là một trong những tổ tiên cổ xưa nhất của loài người .

Trong nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Current Biology , các nhà nghiên cứu mô tả cách họ đang tiến hành nghiên cứu về sứa lược có mụn cóc (Mnemiopsis leidyi), khi họ phát hiện ra một trong những đối tượng thử nghiệm của họ đã mất tích khỏi bể chứa trong phòng thí nghiệm.

Sau đó, nhóm nghiên cứu nhận thấy rằng, một trong những con sứa còn lại có kích thước lớn bất thường. Và khi kiểm tra kỹ hơn, họ nhận ra rằng thực ra đó là hai cá thể đan vào nhau mà không có sự tách biệt rõ ràng nào.

Các nhà nghiên cứu nghi ngờ rằng, sự hợp nhất này là một sự thích nghi trước đây chưa được biết đến do cả hai con vật đều bị thương. Để chứng minh điều này, họ đã cố gắng sao chép quá trình hợp nhất bằng cách lấy các phần nhỏ của cơ thể từ 20 cá thể và ghép chúng lại gần nhau và chín trong số các cặp đã hợp nhất thành công với nhau.

Những con sứa bị thương đã hợp nhất nhanh chóng, thường kết hợp hoàn toàn trong vòng 24 giờ sau khi được ghép lại với nhau. Trong vòng hai giờ sau khi hợp nhất hoàn toàn cơ thể của chúng, các cặp cũng chứng minh rằng hệ thần kinh của chúng đã đồng bộ hoàn toàn bằng cách phản ứng với các kích thích. Sự hợp nhất thần kinh nhanh chóng này rất có thể là kết quả của các tế bào thần kinh độc đáo của loài sứa.

Các nhà nghiên cứu cũng cho những con sứa hợp nhất ăn tôm huỳnh quang để kiểm tra xem dạ dày của chúng có hợp nhất hay không. Thức ăn được một trong những miệng của con sứa ăn vào có thể được nhìn thấy di chuyển qua cả hai dạ dày.

Trong khi các sinh vật hợp nhất thành một, chúng không phải là một sinh vật duy nhất vì chúng có ADN riêng biệt và chúng không thể truyền "hình thái độc đáo" của chúng cho thế hệ tiếp theo.

Các nhà nghiên cứu thường gọi các cá thể hợp nhất là "các thực thể đơn lẻ". Các nhà nghiên cứu cho rằng đây là trường hợp đầu tiên được biết đến về bất kỳ sinh vật nào có thể hợp nhất với nhau theo cách này.

Hầu hết các cặp đã hợp nhất vẫn còn sống sau ba tuần khi nghiên cứu kết thúc vì thiếu kinh phí. Tuy nhiên, nhà nghiên cứu Jokura nghi ngờ rằng, những con sứa đã hợp nhất có thể sống lâu hơn nhiều.

 Kỳ lạ loài sứa biển biết 'biến hình' sau khi bị thương 第2张 Phát hiện loài sứa vương miện 'khổng lồ' có màu đỏ như máu 26/04/2022  Kỳ lạ loài sứa biển biết 'biến hình' sau khi bị thương 第3张 Phát hiện loài 'sứa ma' khổng lồ ăn thịt bằng cánh tay 06/12/2021  Kỳ lạ loài sứa biển biết 'biến hình' sau khi bị thương 第4张 Mê mẩn ngắm loài sứa cực đẹp dưới lớp băng Nam Cực 25/09/2021  Kỳ lạ loài sứa biển biết 'biến hình' sau khi bị thương 第5张 Loài sứa tự chữa lành vết thương, đảo ngược lão hóa 13/03/2016  Kỳ lạ loài sứa biển biết 'biến hình' sau khi bị thương 第6张 Tổ tiên của loài người là sứa? 18/12/2013 Hà Thu Theo Live Science Xem nhiều

Thế giới

Tìm lại loài cá ‘ma’ khổng lồ trên sông Mekong

Giáo dục

Nhóm nhà khoa học Việt Nam bị tạp chí nước ngoài gỡ bài báo khoa học

Khoa học

Phát hiện 55 thiên hà 'bỏ trốn' nhanh gấp 80 lần tốc độ âm thanh

Khoa học

Chưa bao giờ có một thiên tai tàn phá dữ dội như bão YAGI

Khoa học

NASA tiết lộ sự sống ngoài hành tinh có thể ẩn nấp dưới bề mặt băng cổ đại của Sao Hỏa
Tin liên quan  Kỳ lạ loài sứa biển biết 'biến hình' sau khi bị thương 第2张

Phát hiện loài sứa vương miện 'khổng lồ' có màu đỏ như máu

 Kỳ lạ loài sứa biển biết 'biến hình' sau khi bị thương 第3张

Phát hiện loài 'sứa ma' khổng lồ ăn thịt bằng cánh tay

 Kỳ lạ loài sứa biển biết 'biến hình' sau khi bị thương 第4张

Mê mẩn ngắm loài sứa cực đẹp dưới lớp băng Nam Cực

 Kỳ lạ loài sứa biển biết 'biến hình' sau khi bị thương 第10张

Sứa bờm sư tử - loài sứa khổng lồ, có nọc độc gây chết người

 Kỳ lạ loài sứa biển biết 'biến hình' sau khi bị thương 第11张

Choáng ngợp trước loài sứa cực hiếm, rực rỡ như pháo hoa

MỚI - NÓNG  Kỳ lạ loài sứa biển biết 'biến hình' sau khi bị thương 第12张
Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông: Định hướng tư duy - Phát huy chuẩn mực
Thế giới TPO - Ngày 23/10, Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 16 do Học viện Ngoại giao và các cơ quan đối tác phối hợp tổ chức đã khai mạc tại thành phố Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) với chủ đề “Định hướng tư duy - Phát huy chuẩn mực”.  Kỳ lạ loài sứa biển biết 'biến hình' sau khi bị thương 第13张
Bộ Công Thương nói về việc khởi động lại dự án điện hạt nhân
Kinh tế TPO - Tại họp báo thường kỳ quý III của Bộ Công Thương ngày 23/11, đại diện Bộ Công Thương cho biết, ngay sau chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Công Thương đã phối hợp với Bộ Khoa học Công nghệ nghiên cứu kinh nghiệm trên thế giới và có báo cáo gửi Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn. Về công nghệ sẽ lựa chọn công nghệ thế hệ mới đã được áp dụng thực tiễn.  Kỳ lạ loài sứa biển biết 'biến hình' sau khi bị thương 第14张
Chỉ đạo mới nhất của Bộ Văn hóa về vụ cháy chùa thiệt hại 25 tỷ đồng ở Phú Thọ
Văn hóa TPO - Sau khi nắm bắt được thông tin về vụ cháy chùa Phổ Quang, đại diện Cục Di sản Văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị khẩn trương kiểm tra thực tế, đánh giá mức độ thiệt hại và đề xuất phương án xử lý, khắc phục tại di tích.