Ngắm hàng trăm bức thư pháp trưng bày trong không gian nghệ thuật ánh sáng 第1张 Triển lãm lựa chọn trưng bày 70 tác phẩm chính thức với những nội dung, ý nghĩa, ý tưởng nghệ thuật cụ thể, ngoài ra còn có 41 tác phẩm nhỏ. (Ảnh: Minh Thu/Vietnam+) Zalo Facebook Twitter Lưu bài viết Bản in Copy link

“Nghiên xưa còn soi bóng/ Bút sừng sững trời mây/ Mãi khơi nguồn đạo học/ Còn đây nguyên dấu tích/ Thơm riêng ngàn thu này.”

Đó là bài thơ “Nghiên Bút Mãi Còn Thơm” của thư pháp gia Xuân Như (Vũ Thanh Tùng) được các thư pháp gia trình diễn mở màn triển lãm thư pháp “Nghiên bút còn thơm” ngày 31/8 tại Di tích Quốc gia Đặc biệt Văn Miếu-Quốc Tử Giám.

Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu-Quốc Tử Giám tổ chức triển lãm để giới thiệu nghệ thuật thư pháp Quốc ngữ theo hướng hiện đại kết hợp với nghệ thuật sắp đặt ánh sáng.

 Ngắm hàng trăm bức thư pháp trưng bày trong không gian nghệ thuật ánh sáng 第2张 Các thư pháp gia trình diễn nghệ thuật viết chữ trên nền nhạc dân tộc. (Ảnh: Minh Thu/Vietnam+)

Triển lãm lựa chọn trưng bày 70 tác phẩm chính thức với những nội dung, ý nghĩa, ý tưởng nghệ thuật cụ thể, còn có 41 tác phẩm nhỏ được chọn lựa riêng, ngẫu nhiên với tinh thần chắt lọc tinh hoa bút mực một cách ngẫu nhiên trong quá trình sáng tác chuẩn bị cho triển lãm của các tác giả. Số lượng các tác phẩm nhỏ dùng để sắp đặt, trang trí, trưng bày kết hợp theo từng module có số lượng tổng cộng 693 bức.

Nội dung các tác phẩm thư pháp đều được lấy cảm hứng từ những áng thơ văn Quốc âm (chữ Nôm)/Quốc ngữ của các danh nhân trong lịch sử và văn học nước nhà như Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du, Hồ Chí Minh và nhiều danh nhân khác gắn bó hoặc có những sáng tác về Thăng Long-Hà Nội, về Văn Miếu-Quốc Tử Giám. Bên cạnh đó, các tác giả còn sử dụng những nội dung văn chương, thi ca thời nay viết về Thăng Long-Hà Nội.