Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Gilberto Teodoro. (Ảnh: Reuters)
Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Gilberto Teodoro nói rằng liên minh giữa hai nước được xây dựng dựa trên các mục tiêu an ninh chung và cam kết duy trì luật pháp quốc tế, bao gồm cả khu vực tranh chấp ở Biển Đông.
“Sự ủng hộ của chúng tôi đối với các sáng kiến đa phương và song phương là từ cả hai đảng, dựa trên sự hợp tác mang tính thể chế”, ông Teodoro nói trong một cuộc trả lời phỏng vấn ngày 26/10.
Ông cho rằng hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông đã đưa Philippines lên hàng đầu trong các mối quan ngại về an ninh khu vực, gây ra phản ứng toàn cầu.
"Nói một cách đơn giản, Trung Quốc đã khiến Philippines trở nên nổi bật. Theo cách thông thường, nếu mọi người tuân thủ các quy tắc, nếu họ không làm điều xấu, Philippines sẽ không trở nên nổi bật như vậy”, ông Teodoro nói.
Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao Trung Quốc và Đại sứ quán Mỹ tại Manila chưa phản hồi đề nghị bình luận về phát biểu trên của Bộ trưởng Teodoro.
Căng thẳng ở Biển Đông vẫn tiếp tục gia tăng, nhất là giữa Philippines và Trung Quốc.
Tuần trước, Indonesia trục xuất một tàu hải cảnh Trung Quốc ra khỏi vùng biển vì can thiệp vào hoạt động khảo sát năng lượng.
Những sự cố liên tục giữa lực lượng công vụ Philippines và Trung Quốc ở khu vực tranh chấp làm tăng nguy cơ xảy ra xung đột quân sự mà Mỹ có thể bị kéo vào, với tư cách đồng minh của Philippines.
"Khả năng xảy ra xung đột hoặc mâu thuẫn ở Biển Đông là có. Tôi không thể phủ nhận điều đó", ông Teodoro nói.
Mỹ nhiều lần khẳng định rằng điều khoản về phòng thủ chung trong hiệp ước an ninh với Philippines sẽ được viện dẫn trong trường hợp Philippines bị tấn công vũ trang ở Biển Đông.
"Những gì chúng tôi đang làm hiện nay với Mỹ là xây dựng năng lực chung để ngăn chặn một cuộc tấn công vũ trang như vậy xảy ra", Bộ trưởng Teodoro cho biết.
Bên cạnh đó, Philippines đang tăng cường hợp tác quân sự với các philippines-chuan-bi-ky-thoa-thuan-quan-su-voi-nhieu-nuoc-de-lap-lien-minh-phong-thu-post1656926.tpo">đồng minh của Mỹ như Nhật Bản và Úc, triển khai các cuộc tập trận chung nhằm nâng cao khả năng sẵn sàng tác chiến và phối hợp hành động.
Ông Teodoro đang giám sát chương trình hiện đại hóa lực lượng vũ trang, mua sắm thêm khí tài, máy bay chiến đấu, khinh hạm và tàu hộ tống, nhằm thực hiện kế hoạch thay đổi ưu tiên từ phòng thủ nội bộ sang phòng thủ bên ngoài.
Philippines lên kế hoạch mua 40 máy bay chiến đấu đa nhiệm nhưng vẫn chưa chốt được nhà cung cấp.
Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ sẽ diễn ra vào ngày 5/11, với Phó Tổng thống Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa đang cạnh tranh quyết liệt.
Mỹ chưa có ý định rút bệ phóng tên lửa Typhon khỏi Philippines 19/09/2024 Úc, Canada, Philippines và Mỹ tuần tra tự do hàng hải ở Biển Đông 08/08/2024 Philippines, Nhật Bản lần đầu tập trận chung trên Biển Đông 02/08/2024 Philippines chuẩn bị ký thoả thuận quân sự với nhiều nước để lập liên minh phòng thủ 22/07/2024 Theo Reuters Xem nhiềuNgười lính
Ukraine bố trí 10 hệ thống tên lửa Patriot bảo vệ sân bay quốc tế Zhuliany Kiev
Thế giới
Xung đột Nga - Ukraine ngày 28/10: Hàng chục tiếng nổ vang lên ở bán đảo Crimea
Thế giới
THẾ GIỚI 24H: Moscow sẽ đáp trả nếu Ukraine được phép tấn công tầm xa vào đất Nga
Thế giới
Iran đứng trước lựa chọn khó khăn sau cuộc tấn công của Israel
Thế giới
Đăng thảo luận