Vi khuẩn gây bệnh chlamydia ở người có thể lây nhiễm các tế bào trong ruột, được mô tả ở độ phân giải cao. Các vi khuẩn này được hiển thị màu xanh lá cây. (Ảnh: Pargev Hovhannisyan, Đại học Würzburg, CC-BY 4.0)
Chlamydia là bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) phổ biến nhất trên toàn thế giới. Dạng nhiễm trùng ảnh hưởng đến con người là do một loài vi khuẩn được gọi là Chlamydia trachomatis gây ra. Bệnh thường ảnh hưởng đến vùng sinh dục, đôi khi gây đau và tiết dịch bất thường từ âm đạo hoặc dương vật.
Tuy nhiên, trong nhiều năm, nghiên cứu trên chuột và nhiều báo cáo lâm sàng ở người đã chỉ ra rằng C. trachomatis cũng có thể lây nhiễm đường tiêu hóa của con người. Như vậy, về mặt lý thuyết, vi khuẩn này có thể ẩn náu trong ruột và sau đó gây ra các bệnh nhiễm trùng sinh dục lặp đi lặp lại, thường xảy ra ở bệnh nhân đã điều trị bằng kháng sinh .
Tuy nhiên, cho đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa thể kiểm tra giả thuyết này trên tế bào người.
Trong một nghiên cứu mới được công bố ngày 22/8 vừa qua trên tạp chí PLOS Pathogens, các nhà nghiên cứu đã sử dụng các mô hình thu nhỏ được nuôi cấy trong phòng thí nghiệm của các bộ phận khác nhau trong đường tiêu hóa của con người để nghiên cứu xem liệu C. trachomatis có thực sự có thể lây nhiễm vào đường ruột hay không.
Khi các cơ quan tiêu hóa (ruột già, ruột non) đã phát triển đến kích thước đủ lớn trong phòng thí nghiệm, các nhà nghiên cứu đã trích xuất các tế bào cụ thể được gọi là tế bào biểu mô ruột nguyên phát, nằm trên bề mặt ruột . Sau đó, họ nuôi các tế bào này thành từng lớp trong một đĩa thí nghiệm để tăng số lượng của chúng trước khi lây nhiễm chúng bằng C. trachomatis .
Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng C. trachomatis có thể xâm nhập vào tế bào. Trong một số trường hợp, sự phát triển của vi khuẩn bị hạn chế, vì vậy thay vì gây ra tình trạng nhiễm trùng toàn diện, C. trachomatis hình thành các cấu trúc lớn, có hình dạng bất thường được gọi là các thể bất thường. Người ta cho rằng các thể bất thường này có thể tồn tại trong các tế bào vật chủ trong cơ thể.
"Đây là báo cáo đầu tiên về nhiễm trùng C. trachomatis trong các tế bào biểu mô ruột nguyên phát của con người", các tác giả nghiên cứu đã viết trong báo cáo. Điều này ủng hộ ý tưởng, có thể có nhiễm trùng chlamydia trong mô ruột của con người.
Nhóm nghiên cứu lưu ý rằng, có nhiều yếu tố trong ruột người, chẳng hạn như các vi khuẩn và tế bào khác của hệ miễn dịch, có thể giúp ngăn chặn sự lây nhiễm của các tế bào này trong đời thực. Do đó, vẫn chưa hoàn toàn chắc chắn rằng, những bệnh nhiễm trùng này xảy ra ở con người. Mặc dù vậy, nghiên cứu này sẽ giúp tạo điều kiện thuận lợi cho các nghiên cứu tương lai về vai trò của nhiễm trùng chlamydia trong ruột.
Uống bia không cồn có thể nhiễm khuẩn, trong đó có vi khuẩn đường ruột E.coli 04/11/2023 Thực phẩm giàu vi khuẩn có lợi cho đường ruột 16/10/2014 Vi khuẩn đường ruột gây tiểu đường 01/10/2012 Theo Live Science Xem nhiềuSức khỏe
TPHCM: Tái tạo bàng quang cho bệnh nhân ung thư từ ruột non
Sức khỏe
Dùng nước lạnh hay nước nóng để rửa mặt sẽ sạch và đẹp da?
Sức khỏe
6 mẹo vặt giúp nàng ‘lên đỉnh’trong cuộc yêu
Sức khỏe
Đại thiếu gia 'hiện nguyên hình' Sở Khanh khi nghe người yêu báo cho biết tin này
Sức khỏe
Đăng thảo luận