(NLĐO) - Thủ tướng Phạm Minh Chính mong các ngân hàng thương mại cổ phần đề xuất các chính sách mới thích ứng tình hình, trong đó có chính sách đối với những doanh nghiệp, người dân bị thiệt hại trong cơn bão lũ

Chiều 21-9, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị Thường trực Chính phủ làm việc với các ngân hàng thương mại cổ phần về các giải pháp góp phần phát triển kinh tế - xã hội đất nước.

 Thủ tướng mong ngân hàng thương mại cổ phần chia sẻ với người dân, doanh nghiệp trong khó khăn 第1张

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị Thường trực Chính phủ làm việc với các ngân hàng thương mại cổ phần về các giải pháp góp phần phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Ảnh: Nhật Bắc

Phát biểu ý kiến khai mạc hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết hội nghị này nhằm tiếp tục đánh giá chính sách tiền tệ, nhất là trong ưu tiên cho tăng trưởng, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn, ổn định kinh tế vĩ mô.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị các đại biểu đóng góp ý kiến đánh giá chính xác, công bằng về chính sách tiền tệ, điều hành vĩ mô của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, trong đó có các vấn đề liên quan thanh khoản, lãi suất, tỉ giá, room tín dụng, tăng trưởng tín dụng và lãi suất cho vay trong bối cảnh hiện nay và đề xuất nhiệm vụ, giải pháp về chính sách tiền tệ thời gian tới.

Thủ tướng cho biết vừa qua, cơn bão số 3 đã gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản, làm đình trệ sản xuất, kinh doanh tại một số địa bàn, doanh nghiệp, ảnh hưởng lớn kinh tế vĩ mô.

 Thủ tướng mong ngân hàng thương mại cổ phần chia sẻ với người dân, doanh nghiệp trong khó khăn 第2张

Thủ tướng mong các ngân hàng đề xuất các chính sách mới thích ứng tình hình, trong đó có chính sách đối với những doanh nghiệp, người dân bị thiệt hại trong cơn bão lũ

Thủ tướng mong các ngân hàng đề xuất các chính sách mới thích ứng tình hình, trong đó có chính sách đối với những doanh nghiệp, người dân bị thiệt hại trong cơn bão lũ; đồng thời hiến kế giải pháp liên quan tăng trưởng tín dụng, lãi suất hợp lý với tinh thần lợi ích hài hoà, rủi ro chia sẻ, hài hòa lợi ích của Nhà nước, người dân, doanh nghiệp, với tinh thần "tương thân, tương ái", "tình dân tộc, nghĩa đồng bào" để có chính sách phù hợp, cùng lắng nghe và thấu hiểu, cùng chia sẻ tầm nhìn, nhận thức và hành động, cùng làm, cùng hưởng, cùng thắng và phát triển doanh nghiệp và phát triển đất nước, không để ai bị bỏ lại phía sau. 

  • Chính phủ cam kết bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của doanh nghiệp

  • Một ngân hàng dừng thu lãi vay khách hàng bị thiệt hại do bão số 3

Người đứng đầu Chính phủ đề nghị các ngân hàng chia sẻ trong lúc đất nước khó khăn, nhất là về vấn đề lãi suất, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, thể hiện tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc, đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững.

Nhấn mạnh quyết tâm xoá bỏ các thủ tục hành chính rườm rà, ảnh hưởng người dân, doanh nghiệp; khuyến khích đổi mới sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, Thủ tướng bày tỏ sẵn sàng lắng nghe ý kiến đóng góp của các ngân hàng với tinh thần cầu thị để có giải pháp góp phần phát triển đất nước.

Tổng tài sản của 28 ngân hàng thương mại cổ phần là 9,3 triệu tỉ đồng

Theo Ngân hàng Nhà nước, đến ngày 17-9, tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống đạt 7,38% so với cuối năm 2023, trong đó, khối ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân tăng 8,6%, chiếm 45% thị phần, tăng cao nhất toàn hệ thống; cơ cấu tín dụng phù hợp với định hướng chuyển dịch cơ cầu kinh tế, tiếp tục hướng vào các hoạt động sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên.

Tổng tài sản của 28 ngân hàng thương mại cổ phần đến thời điểm 30-6-2024 đạt 9,3 triệu tỉ đồng, chiềm 45% thị phần, trong đó có 22 ngân hàng quy mô tài sản trên 100.000 tỉ đồng. Tổng nguồn vốn huy động của khối ngân hàng thương mại cổ phần đạt 8,7 triệu tỉ đồng, tăng 5,44% và chiếm 46,1% thị phần. Kết quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần đạt khá…

Bên cạnh đó, hoạt động của các ngân hàng thương mại cũng gặp những khó khăn, hạn chế liên quan nợ xấu và nợ tiềm ẩn trở thành nợ xấu, sức hấp thụ vốn tín dụng của doanh nghiệp và người dân thấp, nhiều doanh nghiệp thu hẹp hoặc ngừng sản xuất, áp lực đối với tín dụng ngân hàng tiếp tục tăng cao, khó khăn của thị trường bất động sản, kinh tế thế giới tăng trưởng chậm, diễn biến phức tạp trên thị trường quốc tế, lãi suất còn ở mức cao tác động đến mặt bằng lãi suất, tỉ giá trong nước, tình hình thiên tai, bão lũ gây thiệt hại lớn, ảnh hưởng đến đời sống, hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng…