Ngày 2/9, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Gia Lai thông tin đã ban hành cáo trạng truy tố hai nguyên Phó Giám đốc, một Phó Giám đốc, một Đăng kiểm viên tại Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới 81-03D (viết tắt Trung tâm 81-03D, Công ty TNHH đăng kiểm xe cơ giới tỉnh Gia Lai), một nhân viên Phòng Kiểm định xe cơ giới (Cục Đăng kiểm Việt Nam) về tội “Nhận hối lộ”; 1 cá nhân làm nghề mua bán xe về tội “Đưa hối lộ”.
Theo cáo trạng, từ năm 2018 đến 2022, các bị can Đỗ Văn Xuân (SN 1981), Ngô Thanh Phú (SN 1967) đều là nguyên Phó Giám đốc Trung tâm 81-03D, Vũ Văn Tiên (SN 1992, Phó Giám đốc Trung tâm 81-03D), Phan Văn Hùng (SN 1980, Đăng kiểm viên tại trung tâm trên) đã nhận tiền của Nguyễn Ngọc Phước (SN 1990) và một số chủ phương tiện có nhu cầu cải tạo xe cơ giới.
Sau khi nhận tiền, các đối tượng trên sẽ làm khống hồ sơ thiết kế, thi công cải tạo xe cơ giới và tiến hành đăng kiểm, nghiệm thu tại Trung tâm 81-03D.
Cụ thể, các bị can sẽ thỏa thuận với các chủ phương tiện mức giá để làm hồ sơ cải tạo từ 6-10 triệu đồng/xe và nhận được sự đồng ý từ các chủ phương tiện. Khi chủ các phương tiện đã ghi đầy đủ thông tin thì Xuân, Phú, Tiên, Hùng liên hệ với Hoàng Xuân Thảo, Nguyễn Hoàng Giang (cán bộ, nhân viên thuộc Cục Đăng Kiểm Việt Nam) và một số công ty để mua hồ sơ thiết kế, thi công cải tạo xe cơ giới khống.
Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới 81-03D
Bằng cách thức này, từ năm 2018-2022 bị can Xuân đã nhận tổng cộng 187 triệu đồng của các chủ phương tiện rồi chuyển khoản cho Hoàng Xuân Thảo (cán bộ Cục Đăng kiểm Việt Nam) và Lã Thu Chiền (Giám đốc Công ty TNHH dịch vụ kỹ thuật Ô tô An Bình) để mua 27 bộ hồ sơ thiết kế, thi công.
Đối với Tiên, cũng trong thời gian từ 2018-2022 đã nhận tổng cộng 168 triệu đồng của 9 chủ phương tiện, cá nhân rồi chuyển khoản 144 triệu đồng cho Chiền để mua 22 bộ hồ sơ thiết kế, thi công.
Với bị can Hùng, từ năm 2020-2022 đã nhận gần 310 triệu đồng của các chủ phương tiện rồi chuyển cho Giang 276 triệu để Giang chuyển cho người mua 45 bộ hồ sơ thiết kế thi công khống của Công ty TNHH dịch vụ kỹ thuật Ô tô An Bình…
Riêng bị can Phú, từ năm 2018-2022 đã nhận gần 110 triệu đồng của 5 chủ phương tiện, rồi cung cấp thông tin đăng ký phương tiện, yêu cầu cải tạo xe cơ giới của 11 xe ô tô. Sau đó, Phú đưa gần 95 triệu đồng cho Xuân, Tiên và Lê Đình Vượng (SN 1982, nguyên đăng kiểm viên của trung tâm này) để mua 6 bộ hồ sơ.
Từ năm 2021-2022, Giang đã nhận 276 triệu đồng của bị can Hùng để mua hồ sơ, thiết kế thi công, cải tạo xe cơ giới khống. Sau đó, Giang chuyển gần 238 triệu cho Vũ Hồng Quang (cán bộ Cục Đăng kiểm Việt Nam) và một số công ty, trực tiếp cung cấp thông tin đăng ký phương tiện, yêu cầu cải tạo xe cơ giới cho quang để mua 45 bộ hồ sơ thiết kế, thi công.
Đối với bị can Nguyễn Ngọc Phước làm nghề mua bán ô tô. Đối tượng này đã mua ô tô 16 chỗ cải tạo thành ô tô tải Van 6 chỗ rồi bán để kiếm lời.
Từ năm 2018-2022, Phước liên hệ với các bị can Xuân, Tiên, Hùng để mua hồ sơ thiết kế, thi công cải tạo xe cơ giới khống và thỏa thuận giá 7 triệu đồng/xe. Phước đã đưa tổng cộng hơn 366 triệu đồng để mua 52 bộ hồ sơ thiết kế, thi công cải tạo xe cơ giới.
Xem nhiềuPháp luật
CSGT truy đuổi xe vi phạm, rút súng cảnh cáo như phim
Pháp luật
Cựu Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải và thuộc cấp từng 'dính' án hình sự
Pháp luật
Cựu Chủ tịch NXB Giáo dục nhận 'lại quả' 25 tỷ đồng từ gói thầu nghìn tỷ
Pháp luật
Bà Trương Mỹ Lan phủ nhận chủ mưu vụ phát hành trái phiếu, khai tên người đề xuất
Pháp luật
Đăng thảo luận