Giới quan sát đã liệt kê ra một số điểm đáng chú ý khi cựu tổng thống Mỹ Donald Trump quay trở lại thành phố Butler, tiểu bang chiến địa Pennsylvania sau 12 tuần bị ám sát hụt tại đây.

3 điểm nhấn của sự kiện ông Trump trở lại nơi bị ám sát hụt để tranh cử  第1张

Ông Donald Trump và nắm đấm 'thương hiệu' tại cuộc vận động tranh cử tối 5-10 ở thành phố Butler, tiểu bang Pennsylvania - Ảnh: AFP

Xuất hiện tại thành phố Butler, tiểu bang Pennsylvania hôm 5-10, cựu tổng thống Mỹ Donald Trump đứng phía sau những tấm kính chống đạn, trong khi các tay bắn tỉa và mật vụ rải rác xung quanh địa điểm tổ chức vận động tranh cử.

Đám đông người ủng hộ ông Trump giơ cao những tấm bảng ghi dòng chữ "fight" (chiến đấu) như một lời nhắc về vụ ứng cử viên Đảng Cộng hòa bị ám sát bất thành hồi tháng 7.

“Tối nay, tôi quay trở lại Butler sau thảm kịch và đau thương, để gửi đến người dân Pennsylvania nói riêng và người Mỹ nói chung một thông điệp đó là phong trào ‘Làm cho nước Mỹ vĩ đại’ của chúng ta đang trở nên hùng mạnh hơn, đầy tự hào hơn, đoàn kết hơn, quyết tâm hơn và tiến gần đến chiến thắng cuối cùng hơn bao giờ hết”, ông Trump phát biểu trong cuộc vận động tranh cử hôm 5-10.

Ông Trump thu hút đám đông ủng hộ tại tiểu bang chiến địa

3 điểm nhấn của sự kiện ông Trump trở lại nơi bị ám sát hụt để tranh cử  第2张

Ông Donald Trump vận động tại thành phố Butler, bang Pennsylvania hôm 5-10 - Ảnh: AFP

Các chuyên gia nhận xét đám đông hàng chục nghìn người tụ họp ở Butler để nghe cựu tổng thống Trump phát biểu, vẫn đạt được quy mô tương đương các cuộc vận động tranh cử trước đây của ông.

  • 3 điểm nhấn của sự kiện ông Trump trở lại nơi bị ám sát hụt để tranh cử  第3张

    Tỉ phú Elon Musk nhảy cẫng tại cuộc vận động của ông Trump ở PennsylvaniaĐỌC NGAY

Quy mô của đám đông người ủng hộ không chỉ giúp cựu tổng thống Mỹ có lợi thế về số lượng phiếu trong ngày bầu cử, mà sự ủng hộ nhiệt thành của đám đông còn đóng vai trò quan trọng đối với ông Trump tại một tiểu bang mà ông nhận định có thể quyết định người thắng cuộc trong cuộc đua vào Nhà Trắng sắp tới.

“Nếu chúng ta giành chiến thắng ở Pennsylvania, chúng ta sẽ giành thắng lợi ở toàn bộ nước Mỹ”, ông Trump khẳng định.

Ông đã dành khá nhiều thời gian cho các cuộc vận động và chiến dịch tranh cử tại tiểu bang chiến địa Pennsylvania. Sắp tới, ông Trump sẽ tiếp tục quay lại tiểu bang này trong hai cuộc vận động tranh cử lần lượt ở hai thành phố Scranton và Reading.

Cuộc đua kịch tính ở chặng cuối

3 điểm nhấn của sự kiện ông Trump trở lại nơi bị ám sát hụt để tranh cử  第4张

Cựu tổng thống Mỹ Donald Trump xuất hiện sau lớp kính chống đạn tại thành phố Butler, tiểu bang Pennsylvania - Ảnh: AFP

Theo báo The Hill (Anh), ở lần trở lại Butler này, ông Trump đã đến trong một vị thế rất khác so với lần trước đó.

Vụ xả súng hôm 13-7 xảy ra vào thời điểm cựu tổng thống Mỹ dường như đang giành ưu thế trong cuộc đua đến Nhà Trắng vào tháng 11 tới. 

Khi đó ứng cử viên Đảng Cộng hòa đang dẫn trước đương kim Tổng thống Biden trong các cuộc thăm dò. Và chính sự việc ông Trump bị bắn vào vành tai càng củng cố thêm sức mạnh cho ông và Đảng Cộng hòa, đồng nghĩa với việc Đảng Dân chủ bị đẩy vào thế yếu.

Sau đó một sự kiện khác tiếp tục làm thay đổi cục diện của các đối thủ trên đường đua vào Nhà Trắng khi Tổng thống Biden tuyên bố rút lui khỏi cuộc bầu cử tổng thống.

Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris đã lấp vào vị trí ứng cử viên Đảng Dân chủ thay cho ông Biden và ngay lập tức tiếp lửa cho Đảng Dân chủ khi có màn tranh luận đầy mạnh mẽ, vươn lên vị trí dẫn đầu, càng khiến cuộc đối đầu giữa ông và bà Harris thêm phần gay cấn hơn, căng thẳng hơn.

Ông chủ Tesla Elon Musk sát cánh với ông Trump

Tỉ phú Elon Musk, ông chủ hãng xe Tesla và mạng xã hội X, đã có lần xuất hiện hiếm hoi trong chiến dịch tranh cử tổng thống của ông Trump. Ông đã lên đứng bên cạnh cựu tổng thống Mỹ trên sân khấu hôm 5-10.

“Chúng ta nhận thấy một bài kiểm tra thực sự về tính cách của một người thông qua cách họ ứng xử khi bị bắn. Chúng ta có một vị tổng thống chẳng thể leo lên cầu thang nổi và một vị tổng thống khác mạnh mẽ giơ nắm đấm sau khi bị bắn”, ông Musk ám chỉ Tổng thống Mỹ Joe Biden.

Trong lần xuất hiện hôm 5-10, tỉ phú Musk đã lên tiếng chỉ trích Đảng Dân chủ, khẳng định đảng này muốn “tước đoạt quyền tự do ngôn luận, tước đoạt quyền tự do sở hữu vũ khí và tước đoạt quyền bầu cử”.

Theo The Hill, Đảng Cộng hòa lập luận rằng phía Đảng Dân chủ đang tìm cách tạo điều kiện để thu hút thêm nhiều cử tri không phải công dân Mỹ bỏ phiếu cho mình. Ứng cử viên tổng thống của Đảng Cộng hòa Donald Trump cho biết phiếu bầu của những người không phải công dân có thể làm sai lệch kết quả bầu cử.

Đảng Dân chủ cũng đang tìm cách ban hành các biện pháp kiểm soát súng chặt chẽ hơn sau nhiều vụ xả súng ở trường học, nơi làm việc và các cơ sở tôn giáo trên khắp nước Mỹ.

Tuy nhiên Phó tổng thống Mỹ Harris, ứng cử viên Đảng Dân chủ, khẳng định đảng này không tìm cách tước quyền sở hữu súng của người dân.

Để không bỏ lỡ các thông tin liên quan bầu cử tổng thống Mỹ năm 2024, mời bạn đọc theo dõi trên Tuổi Trẻ Online tại đây.