Té ngã là nguyên nhân gây tử vong do chấn thương hàng đầu ở người cao tuổi. Người bệnh có chất lượng sống thấp, việc điều trị khó khăn, phức tạp, phục hồi kém.

Cụ bà L.T.H. (96 tuổi, trú tại Ba Đình, Hà Nội) được người thân đưa vào bệnh viện cấp cứu do té ngã. Các bác sĩ đã chụp CT để xác định mức độ gãy xương và tiến hành phẫu thuật thay khớp háng nhân tạo. Bà H. mắc thêm nhiều bệnh lý như tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn tiền đình. Sau khi ngủ dậy, cụ bà ngã từ trên giường xuống sàn đất cứng. 

Để phẫu thuật cho bệnh nhân, bác sĩ phải hết sức khéo léo. Việc thay khớp háng ở người gần 100 tuổi, vấn đề gây mê hồi sức cũng rất được quan tâm vì có thể xảy ra nguy cơ trên bàn mổ bất cứ lúc nào. Ê-kíp phẫu thuật phải hội chẩn với chuyên khoa gây mê để chỉ định phù hợp nhất.

Với trường hợp này, bệnh nhân không phẫu thuật có thể sẽ là gánh nặng cho gia đình do chỉ nằm 1 chỗ, lâu ngày dễ bị viêm phổi, viêm đường tiết niệu, viêm loét da vùng tì đè.

5 nhóm người cao tuổi cần dự phòng té ngã  第1张 Người cao tuổi cấp cứu tại Bệnh viện Bạch Mai. Ảnh: P.Thúy.

Cụ ông N.V.B. (87 tuổi, trú tại Thái Bình) được chuyển từ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình đến Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) cấp cứu trong tình trạng nặng do chấn thương sau té ngã. Theo người thân, ông B. bị ngã trong nhà tắm. Khi người thân phát hiện, nam bệnh nhân đã bất tỉnh.

Tại Trung tâm Cấp cứu A9, bác sĩ đánh giá người bệnh bị xuất huyết não kèm theo gãy cổ xương đùi. Vùng xuất huyết não nặng, không thể can thiệp. Sau khi nghe bác sĩ giải thích, gia đình đã xin cho cụ ông về nhà.

Tiến sĩ, bác sĩ Hoàng Gia Du - Trưởng khoa Chấn thương chỉnh hình và Cột sống, Bệnh viện Bạch Mai, cho biết ở người cao tuổi, thị lực, thính giác giảm; hệ vận động, cơ teo trương lực cơ cũng suy yếu. Họ còn mắc các bệnh mạn tính tim mạch, tăng huyết áp, suy giảm chức năng thần kinh dẫn đến nguy cơ té ngã tăng lên.

Té ngã là nguyên nhân gây gãy xương hàng đầu ở người cao tuổi, để lại nhiều gánh nặng về sức khỏe cho người bệnh, chi phí nằm viện, khó hồi phục hơn.

Tỷ lệ chấn thương do té ngã gãy xương chiếm 87% trong đó hơn 95% gãy xương hông, gây tử vong 5% ở người cao tuổi.

Hậu quả của té ngã nặng nhất là gãy cổ xương đùi làm giảm chất lượng cuộc sống. Người bệnh chỉ nằm 1 chỗ dẫn đến loét tì đè, huyết khối tĩnh mạch gây thuyên tắc phổi và tử vong. 

Khi điều trị té ngã cho người cao tuổi, bác sĩ phải kiểm soát tất cả các bệnh nền như đái tháo đường, tim mạch, suy giảm chức năng thần kinh để tổng hợp phác đồ đem lại hiệu quả tốt nhất.

Để phòng ngừa té ngã, bác sĩ chuyên khoa 1 Nguyễn Minh Đức - Giảng viên Bộ môn Lão khoa, Đại học Y dược TPHCM, cho biết người cao tuổi nên khám sức khỏe định kỳ, tầm soát nguy cơ té ngã.

Những người cần quan tâm dự phòng như:

- Người có bệnh lý xương khớp, thần kinh khiến đi đứng không vững cần xem xét dự phòng té ngã.

- Người mắc bệnh hạ huyết áp tư thế, bệnh tim mạch đột ngột cần khám chuyên khoa và điều trị triệt để bệnh.

- Người cao tuổi uống thuốc liên quan tới điều trị mất ngủ, lo âu, chống trầm cảm.

- Người từng bị té ngã có nguy cơ té ngã tái phát lần 2. 

- Người già cảm thấy khó giữ thăng bằng cần tầm soát té ngã.

Để phòng té ngã trong gia đình, bác sĩ Đức khuyến cáo người lớn tuổi cần lưu ý mang giày dép phù hợp, chọn giày chống trơn trượt, có độ bám tốt. 

Trong gia đình, người thân cần lưu ý các yếu tố dễ gây té ngã như thảm, sàn nhà, dây điện, đèn mờ, cầu thang, có thể bố trí thêm dụng cụ chuẩn bị cho người cao tuổi có nguy cơ té ngã như như gậy 4 chân, khung tập đi nhằm giảm thiểu tối đa những nguy cơ có thể gây ngã. 

Người cao tuổi cần duy trì lối sống lành mạnh qua ăn uống đủ chất, tập luyện thể dục giúp xương chắc khỏe, cơ thể dẻo dai, tăng sức cơ, kích thích các hệ thống kiểm soát thăng bằng và vận động. Người cao tuổi có thể tham gia lớp học khiêu vũ, tập dưỡng sinh, đi bộ tĩnh tại. Bổ sung vitamin D, canxi hằng ngày để giảm nguy cơ gãy xương khi té ngã. 

Trong cộng đồng, các địa phương, y tế cơ sở cần tăng cường tuyên truyền về phòng chống té ngã cho người cao tuổi.

Tại Việt Nam, ước tính có khoảng 1,5-1,9 triệu người cao tuổi bị té ngã mỗi năm, 5% trong số đó phải nhập viện vì các chấn thương. Chương trình Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi đến năm 2030 do Chính phủ ban hành đã đề ra các nhiệm vụ và giải pháp như: Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền về công tác chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, đẩy mạnh tuyên truyền vận động thay đổi hành vi tạo môi trường xã hội ủng hộ và tham gia chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.

Chương trình cũng đặt mục tiêu đến năm 2025, 50% số xã, phường, thị trấn có ít nhất 1 câu lạc bộ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, có ít nhất 1 đội tình nguyện viên tham gia chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.

5 nhóm người cao tuổi cần dự phòng té ngã  第2张

Thời điểm tập luyện tốt cho người cao tuổi

Người cao tuổi nên vận động thường xuyên, nếu tập ngoài trời cần chọn thời điểm có ánh nắng dịu nhẹ. 5 nhóm người cao tuổi cần dự phòng té ngã  第3张

Kiểm soát căn bệnh 20% người cao tuổi mắc: Chỉ cần nhớ số 7

Hơn 20% người cao tuổi ở Việt Nam mắc bệnh tiểu đường. Để kiểm soát tình trạng này, họ cần theo dõi, kiểm soát lối sống, uống thuốc để chỉ số HbA1c không quá 7%. 5 nhóm người cao tuổi cần dự phòng té ngã  第4张

Căn bệnh ảnh hưởng gần 60% số người cao tuổi ở Việt Nam

Theo các thống kê, một lượng lớn người cao tuổi bị tăng huyết áp, nguy cơ dẫn tới biến chứng tim mạch.