Sau hai tháng bế tắc chính trị, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cuối cùng đã đề cử chính trị gia kỳ cựu, ông Michel Barnier (73 tuổi), làm tân thủ tướng Pháp.
Ông Michel Barnier, tân thủ tướng 73 tuổi của Pháp - Ảnh: AFP
Ông Michel Barnier có sự nghiệp chính trị lâu dài, đã từng làm ủy viên châu Âu hai lần và là trưởng đoàn đàm phán của EU trong cuộc đàm phán Brexit.
Thủ tướng lớn tuổi nhất
Việc ông Barnier trở thành tân thủ tướng Pháp diễn ra sau nhiều tuần đàm phán căng thẳng. Các đảng phái đối lập tìm cách đưa ứng viên ưa thích của họ lên vị trí thủ tướng kể từ sau cuộc bầu cử quốc hội sớm vào tháng 7.
Ở tuổi 73, ông Barnier trở thành thủ tướng lớn tuổi nhất của Đệ ngũ Cộng hòa tại thời điểm được bổ nhiệm.
Trong thời gian tới, ông Barnier phải đối mặt với cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm tại Quốc hội Pháp và đối diện với một cuộc khủng hoảng chính trị.
Nếu vượt qua thử thách, ông sẽ có thêm một dấu ấn lớn trong sự nghiệp chính trị đáng nể của mình, vốn đã trải dài từ Paris cho tới Brussels.
Khởi đầu khiêm tốn
Sinh ra tại vùng núi Savoie vào năm 1951, trong một gia đình công nhân làm da thuộc và theo đạo Công giáo cánh tả, xuất phát điểm của ông Barnier được cho là khá khiêm tốn.
Ông tham gia hoạt động chính trị từ khi mới 14 tuổi, gia nhập phong trào của cựu tổng thống Charles de Gaulle. Năm 1972, sau khi tốt nghiệp Trường thương mại ESCP ở Paris, ông bắt đầu làm cố vấn cho các bộ trưởng trước khi được bầu vào Quốc hội năm 1978, trở thành nghị sĩ trẻ nhất lúc bấy giờ.
Tổng thống Pháp chưa bổ nhiệm thủ tướng, nói đất nước trong 'thời khắc chưa từng có'ĐỌC NGAY
Sau 15 năm, ông Barnier trở lại chính phủ với tư cách là bộ trưởng Môi trường và sau đó là bộ trưởng phụ trách các vấn đề châu Âu.
Chính trong vai trò này, ông đã tham gia vào các sự kiện quan trọng như Hiệp ước Maastricht và sự ra đời của đồng euro đưa ông trở thành một nhân vật nổi bật trên chính trường châu Âu.
Brussels và Brexit
Ông Barnier tiếp tục sự nghiệp ở Brussels khi được bổ nhiệm làm ủy viên phụ trách chính sách khu vực của EU vào năm 1999. Sau đó, ông nắm giữ nhiều vị trí quan trọng trong chính phủ Pháp, bao gồm bộ trưởng Ngoại giao và bộ trưởng Nông nghiệp.
Vào năm 2009, ông quay trở lại Brussels với vai trò ủy viên phụ trách thị trường nội khối và dịch vụ của EU. Mặc dù không thành công trong cuộc tranh cử chức chủ tịch Ủy ban châu Âu năm 2014, ông đã nhanh chóng chuyển sang nhiệm vụ lớn hơn khi được chọn làm trưởng đoàn đàm phán Brexit của EU vào năm 2016.
Vai trò này đã đưa ông Barnier trở thành tâm điểm của cuộc đàm phán Brexit (Anh rời EU) kéo dài 5 năm với Anh, từ đó ông nhận được nhiều sự ngưỡng mộ trong cộng đồng EU.
Tuy nhiên ông cũng không quên hướng về quê nhà, khi năm 2021 ông thông báo tranh cử tổng thống Pháp, mặc dù không thành công trong việc giành được sự ủng hộ của Đảng Cộng hòa.
Quốc hội phân cực
Với cuộc bầu cử Quốc hội vào tháng 7, Quốc hội Pháp đã bị chia thành ba phe chính: Liên minh cánh tả Mặt trận Bình dân mới (NFP), nhóm trung dung của ông Macron và đảng cực hữu Tập hợp Quốc gia (RN).
Sự phân cực này khiến ông Macron gặp khó khăn trong việc tìm một thủ tướng có thể tập hợp đủ phiếu ủng hộ từ các nghị sĩ.
Ông Jean-Luc Mélenchon, lãnh đạo Đảng LFI thuộc phe cánh tả, đã chỉ trích rằng việc ông Barnier được bổ nhiệm là hành động "cướp đoạt" quyền lực từ tay người dân, do NFP đã trở thành khối chính trị lớn nhất trong quốc hội.
Trong khi đó ông Jordan Bardella, lãnh đạo RN cho biết đảng ông "thừa nhận" việc bổ nhiệm ông Barnier nhưng coi quá trình này là "không xứng tầm với một nền dân chủ lớn".
Dù ông Barnier sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức khi nhậm chức, nhiệm vụ đầu tiên của ông là củng cố đủ sự ủng hộ tại quốc hội để vượt qua cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm và bắt đầu nhiệm kỳ của mình.
Đăng thảo luận
2024-11-11 09:05:29 · 来自171.12.105.184回复
2024-11-11 09:15:10 · 来自36.60.118.135回复
2024-11-11 09:25:18 · 来自210.34.87.231回复
2024-11-11 09:35:03 · 来自222.68.25.52回复
2024-11-11 09:45:08 · 来自121.76.46.163回复
2024-11-11 09:55:29 · 来自106.80.28.171回复
2024-11-11 10:05:31 · 来自106.81.234.67回复
2024-11-11 10:15:24 · 来自210.29.226.112回复