Khám phá nơi an nghỉ của vị vua nổi tiếng uyên bác triều Nguyễn  第1张

Vua Tự Đức (1829-1883) là vị hoàng đế thứ 4 của triều Nguyễn, ở ngôi đến 36 năm (1848-1883). Ông là vị hoàng đế tài hoa, giỏi chữ nghĩa, uyên thâm Nho học. Trong số các di sản mà vua Tự Đức để lại có lẽ Khiêm Lăng là công trình độc đáo và có giá trị nhất.

Khám phá nơi an nghỉ của vị vua nổi tiếng uyên bác triều Nguyễn  第2张

Lăng Tự Đức được khởi công xây dựng từ năm 1864, khi vị vua thứ 4 của triều đại Nhà Nguyễn còn sống cho đến năm 1873 cơ bản hoàn thành.

Khám phá nơi an nghỉ của vị vua nổi tiếng uyên bác triều Nguyễn  第3张

Toàn bộ vùng đất được quy hoạch để xây dựng Khiêm Lăng rộng hơn 440 mẫu (220 ha), chạy dài từ đồi Vọng Cảnh đến ngọn Lao Khiêm Sơn, tuy nhiên, khu vực nội lăng chỉ rộng khoảng 27 mẫu (13,5 ha) và có xây tường đá dài 1.823m bao quanh. Ngoài khu chôn cất và thờ tự, Khiêm Lăng còn có gần 50 công trình lớn nhỏ khác nhau như vườn cảnh, hồ nước và các công trình phục vụ nhà vua cùng tùy tùng ăn ở, làm việc, nghỉ ngơi, giải trí.

Khám phá nơi an nghỉ của vị vua nổi tiếng uyên bác triều Nguyễn  第4张

Ban đầu lăng được xây dựng như một hành cung, là nơi để vua lui tới nghỉ ngơi, săn bắn nên được gọi là Khiêm Cung. Sau khi vua Tự Đức mất thì nơi này đổi tên thành Khiêm Lăng.

Khám phá nơi an nghỉ của vị vua nổi tiếng uyên bác triều Nguyễn  第5张

Bố cục khu lăng gồm 2 phần chính: Tẩm điện và lăng mộ, bố trí trên 2 trục dọc song song với nhau, cùng lấy núi Giáng Khiêm ở phía trước làm tiền án, núi Dương Xuân làm hậu chẩm, hồ Lưu Khiêm làm yếu tố minh đường.

Khám phá nơi an nghỉ của vị vua nổi tiếng uyên bác triều Nguyễn  第6张

Ngoài mục đích là nơi chôn cất khi qua đời, đây còn là nơi vua đến nghỉ ngơi, đọc sách, ngâm thơ… nên cảnh quan của lăng tựa như một công viên rộng lớn.

Khám phá nơi an nghỉ của vị vua nổi tiếng uyên bác triều Nguyễn  第7张

Khu lăng mộ vua Tự Đức nằm ở phía bên phải tẩm điện, gồm có sân chầu (Bái đình), nhà bia (Bi đình), trụ biểu, bửu thành và huyền cung.

Khám phá nơi an nghỉ của vị vua nổi tiếng uyên bác triều Nguyễn  第8张

Ở vị trí trung tâm của Bi đình là tấm bia bằng đá Thanh, lớn nhất Việt Nam. Trên tấm bia lớn nhất Việt Nam có khắc bài Khiêm Cung Ký, bản tiểu sử và tự bạch của vua Tự Đức, do chính nhà vua ngự chế. Năm 2015, bia Khiêm Cung Ký được công nhận Bảo vật quốc gia Việt Nam.

Khám phá nơi an nghỉ của vị vua nổi tiếng uyên bác triều Nguyễn  第9张Khám phá nơi an nghỉ của vị vua nổi tiếng uyên bác triều Nguyễn  第10张

Bên trong Hòa Khiêm Đường (điện thờ vua và hoàng hậu), nội thất của tòa nhà được sơn đen, trong khi các đồ thờ tự đều được sơn son thếp vàng. Tại đây còn lưu giữ nhiều kỷ vật của vua Tự Đức và các hậu, phi, đặc biệt là các bức tranh gương minh họa những bài thơ do vua Thiệu Trị ngự chế, khung tranh được thếp vàng và chạm trổ rất tinh xảo.

Khám phá nơi an nghỉ của vị vua nổi tiếng uyên bác triều Nguyễn  第11张

Nằm trong lăng Tự Đức còn có Khiêm Thọ lăng bên cạnh khu lăng mộ vua. Đây là nơi yên nghỉ của Lệ Thiên Anh Hoàng hậu (tên thật Võ Thị Duyên, 1828-1902), vợ chính của vua Tự Đức. Bà được thờ chung với nhà vua tại điện Hòa Khiêm Đường.

Khám phá nơi an nghỉ của vị vua nổi tiếng uyên bác triều Nguyễn  第12张

Ngoài ra, trong tổng thể lăng Tự Đức còn có thêm Bồi lăng, nơi chôn cất và thờ tự vua Kiến Phúc, con nuôi vua Tự Đức.

Khám phá nơi an nghỉ của vị vua nổi tiếng uyên bác triều Nguyễn  第13张Khám phá nơi an nghỉ của vị vua nổi tiếng uyên bác triều Nguyễn  第14张Khám phá nơi an nghỉ của vị vua nổi tiếng uyên bác triều Nguyễn  第15张

Nhờ vẻ đẹp độc đáo, lăng Tự Đức luôn được nhiều du khách lựa chọn là điểm tham quan, chụp ảnh mỗi dịp đến Huế.

Khám phá nơi an nghỉ của vị vua nổi tiếng uyên bác triều Nguyễn  第16张

Lăng vua Tự Đức chính là đỉnh cao của kiến trúc lăng mộ hoàng gia và cũng là đỉnh cao của kiến trúc lăng mộ Việt Nam thời quân chủ, một khu vườn thượng uyển tiêu biểu của triều Nguyễn.

Khám phá nơi an nghỉ của vị vua nổi tiếng uyên bác triều Nguyễn  第17张

Để tiếp tục bảo tồn, phát huy giá trị công trình di tích có tính thẩm mỹ cao này, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã phê duyệt dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lăng vua Tự Đức, với tổng mức đầu tư gần 100 tỷ đồng.

Vua Tự Đức (Dực tông Anh hoàng đế, tên húy Nguyễn Phúc Hồng Nhậm) lên ngôi khi 19 tuổi, trị vì được 36 năm (1847-1883), là vị vua thứ 4 và ở ngôi lâu nhất trong số 13 vua nhà Nguyễn. Ông mất vào ngày 16/6 năm Quý Mùi tức ngày 19/7/1883, hưởng thọ 54 tuổi.

Theo sử sách, vua Tự Đức có dáng người nho nhã, điềm tĩnh, đọc nhiều sách, là một vị vua hay chữ và uyên bác nhất triều Nguyễn.

Về văn chương, nhà vua có những đóng góp khá quan trọng cho văn chương Việt Nam. Ông đã sáng tác một khối lượng tác phẩm đồ sộ: 600 bài văn, 4.000 bài thơ chữ Hán và khoảng 100 bài thơ chữ Nôm.

Ông còn tự tay sửa chữa, biên tập một số tích tuồng dân gian. Nhà vua cho mở Tập Hiền Viện và Khai Kinh Diên để bàn luận về thơ phú, lịch sử và chính trị với các nhà văn, nhà thơ. Ông chỉ đạo Quốc sử quán biên soạn bộ Khâm định Việt sử Thông giám cương mục... và viết nhiều "ngự phê" cho bộ sử lớn này.

Các tác phẩm của ông gồm: Ngự chế thi tập, Ngự chế văn tập, Cơ dự tự tỉnh thi tập, Việt sử tổng vịnh, Luận ngữ diễn ca, Thập điều diễn ca, Tự học giải nghĩa ca... Đặc biệt là bài Khiêm Cung Ký trên tấm bia đá Thanh đã được công nhận là Bảo vật Quốc gia.

Tham khảo thêm

Phản ứng của con trai Bằng Kiều khi được bố tặng xế hộp 30.000 USD

Khám phá nơi an nghỉ của vị vua nổi tiếng uyên bác triều Nguyễn  第18张

Cuộc sống của Hoa hậu Đại dương Việt Nam 2023 từng là nhân viên khách sạn, sau 1 năm đăng quang giờ ra sao?

Khám phá nơi an nghỉ của vị vua nổi tiếng uyên bác triều Nguyễn  第19张

236 bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tái hiện trên sân khấu “Sao Độc lập”

Khám phá nơi an nghỉ của vị vua nổi tiếng uyên bác triều Nguyễn  第20张