Việt Nam đã chứng minh bằng sáng lập trên thực tiễn những thành tố của nền kinh tế định hướng XHCN. Đó là phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, nhiều chế độ sở hữu được điều hòa bời Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân.
Có thể thấy, ở Trung ương, tất cả đều đang dồn dập vào cuộc trong việc chuẩn bị Đại hội Đảng lần thứ 14, trong đó nổi lên là việc tổng kết công cuộc Đổi mới của đất nước được khởi xướng từ năm 1986.
Ngày 12/6/2024, Chủ tịch nước Tô Lâm đã chủ trì phiên họp Ban Chỉ đạo tổng kết 40 năm Đổi mới. Chủ tịch cho rằng việc tổng kết này là một công việc rất hệ trọng đối với công cuộc Đổi mới, xây dựng, phát triển đất nước theo con đường Xã hội chủ nghĩa (XHCN).
Cảnh quan quận Cầu Giấy, Hà Nội. Ảnh: Hoàng HàChủ tịch chỉ rõ cần kế thừa kết quả các lần tổng kết 20 năm, 30 năm Đổi mới và quan trọng là 10 năm trở lại đây. Cũng trong ngày này, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chủ trì cuộc họp lãnh đạo chủ chốt để đánh giá 2 tháng qua, đẩy mạnh tiến độ xét xử các vụ án tham nhũng tiêu cực, tập trung rà soát, bổ sung quy hoạch các cấp để chuẩn bị cho đề án nhân sự Đại hội Đảng các cấp.
Có thể thấy, ở Trung ương, tất cả đều đang dồn dập vào cuộc trong việc chuẩn bị Đại hội Đảng lần thứ 14, trong đó nổi lên là việc Tổng kết công cuộc Đổi mới của đất nước được khởi xướng từ năm 1986.
Việc tổng kết này đã được tiến hành mỗi năm một lần (tức xấp xỉ 40 lần), 5 năm một lần (qua 8 kỳ Đại hội Đảng, và sắp tới là 9 kỳ, vào năm 2026 ) và 10 năm một lần (với cột mốc 10 năm, 20 năm, 30 năm, và sắp tới là 40 năm). Những cuộc tổng kết liên tục, bài bản, công phu này cả về mặt lý luận, cả về mặt thực tiễn đã nói lên bề dày lịch sử, độ nhanh nhạy ứng phó, trình độ uyên bác của cách mạng Việt Nam trong đóng góp vào sự phát triển chung của các quốc gia, dân tộc trên thế giới, đặc biệt là những đóng góp về thực hiện thời kỳ quá độ từ Chủ nghĩa tư bản (CNTB) lên Chủ nghĩa xã hội (CNXH) trên phạm vi toàn cầu.
Trước hết, Việt Nam đã thực hiện sáng tạo Chủ nghĩa Mác-Lê nin với tư tưởng Hồ Chí Minh trong thành lập chính đảng Cộng sản Việt Nam từ những năm 30 của thế kỷ trước, thực hiện thành công cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 giành chính quyền về tay nhân dân, tiến hành thắng lợi 10 năm kháng chiến chống thực dân Pháp, quyết chiến quyết thắng đế quốc Mỹ trong 20 năm giải phóng miền Nam và thống nhất đất nước.
Trên thế giới, nhiều quốc gia đã thành lập Đảng Cộng sản, nhiều dân tộc đã giành được chính quyền về tay nhân dân, nhiều quốc gia/ dân tộc đã đi vào xây dựng CNXH nhưng giữa đường đứt gánh, có cả quốc gia đã tự biến chất, từ bỏ “bốn phương vô sản đều là anh em”.
Riêng Việt Nam đã gần 40 năm đi vào chặng đầu của thời kỳ quá độ tiến lên CNXH bằng vận dụng sáng tạo Chủ nghĩa Mác-Lê nin vào hoàn cảnh lịch sử cụ thể của Việt Nam để giải quyết những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, đem lại những kết quả to lớn trên các hoạt động thực tiễn về xây dựng Đảng, về xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân, về mục tiêu dân giàu,nước mạnh,công bằng,dân chủ,văn minh.
Bằng tất cả sự khiêm tốn của mình, Việt Nam vẫn có thể khẳng định rằng đất nước chưa bao giờ đất nước có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tuyên bố.
Một trong những thành tựu, đồng thời cũng là cống hiến độc đáo của Việt Nam cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn xuyên suốt 40 năm Đổi mới, đó là việc xuất hiện lần đầu tiên tại Việt Nam một mô hình mới của nền kinh tế thị trường. Đó là kinh tế thị trường định hướng XHCN. Đề xuất này đã được thực hiện vượt qua nhiều thử thách để rồi đạt được những thành tựu được cả thế giới ngưỡng mộ.
Đó là sự ngưỡng mộ trước sáng tạo của Việt Nam trong 40 năm thực hiện công cuộc Đổi mới, chuyển nền “kinh tế kế hoạch hóa cổ điển” sang một nền kinh tế hiện đại.
Nếu không có sự chuyển hóa này thì Việt Nam hoặc là sẽ bị sa lầy trong vùng trũng của nền kinh tế chỉ huy, phi thị trường, không thể hòa nhập vào nền kinh tế toàn cầu; hoặc là sẽ phiêu lưu gia nhập vào nền “kinh tế thị trường kinh điển” mà mục tiêu lợi nhuận luôn gắn với chiến tranh, chia rẽ, bao vây, cấm vận, đối đầu... Để không rơi vào vào hai loại kịch bản này, Việt Nam đã sáng tạo kịch bản thứ ba, đó là nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Mô hình này ngay từ khi ra đời đã bị công kích từ nhiều phía.
Các công kích đó chỉ nhận biết được về kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa và kinh tế thị trường XHCN, không có kinh tế thị trường định hướng XHCN. Việt Nam đã chứng minh rằng loại kinh tế định hướng này đã có trong kho tàng lý luận của chủ nghĩa Mác-Lê nin, mà cụ thể là những đề xuất của Lê nin về kinh tế tư bản nhà nước, về chính sách kinh tế mới của nước Nga Xô viết.
Không những thế, Việt Nam đã chứng minh bằng sáng lập trên thực tiễn những thành tố của nền kinh tế định hướng XHCN tại Việt Nam. Đó là xây dựng và phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, nhiều chế độ sở hữu, nhiều chính sách thích hợp, được điều hòa phối hợp bời Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân, không một ai bị bỏ lại phía sau.
Việt Nam đã mở cửa, dung nạp ở mức tối đa có thể đối với các xu hướng tích cực trên toàn cầu. Ảnh: Nam KhánhViệt Nam thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách làm bạn với tất cả các quốc gia, dân tộc trên thế giới. Trên thực tiễn, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 193 trong tổng số 200 quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc; ký 16 hiệp định thương mại tự do với 60 quốc gia (riêng biệt và trong EU); xác lập quan hệ đối tác chiến lược, và cao hơn là đối tác chiến lược toàn diện cả với nhiều nước trước đây cùng trong cộng đồng XHCN, cả với những nước đã từng đối đầu trên chiến trường.
Bằng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, Việt Nam đã mở cửa, dung nạp ở mức tối đa có thể đối với các xu hướng tích cực trên toàn cầu (như kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế chuyển đổi, kinh tế tuần hoàn...), các đột phá (như công nghệ bán dẫn, chip điện tử thế hệ Nano mét, ô tô điện...). Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN theo phát kiến của Việt Nam đã đạt được những thành tựu đỉnh cao do các tổ chức quốc gia và quốc tế bình chọn, xếp hạng.
Từ một nước cán cân thương mại luôn trong tình trạng nhập siêu kể từ hạt gạo, cân đường, đến lít xăng, chiếc ốc vít..., Việt Nam đã lật ngược được tình thế, chuyển sang thế xuất siêu không chỉ về sản phẩm nông nghiệp, mà còn cả về sản phẩm công nghiệp nhẹ/công nghiệp nặng/công nghiệp điện tử, bán dẫn…
Năm 2026, Đảng Cộng sản Việt Nam tiến hành Đại hội toàn quốc lần thứ 14. Sẽ có nghị quyết về đường lối, chủ trương, chính sách để Việt Nam vững bước tiến vào giai đoạn phát triển mới. Nhân dân kỳ vọng rằng trong nhiệm kỳ 2026-2030, toàn Đảng, toàn dân sẽ thực hiện được trọn vẹn việc gạn đục khơi trong đối với nền kinh tế thị trường định hướng XHCN Việt Nam để thị trường này phát huy được đầy đủ các thuộc tính tiên phong của mình.
Đăng thảo luận