Hệ thống Tomahawk của Mỹ có thể phóng tên lửa xa đến 1.600km, đạt tầm bắn đến các cơ sở của Trung Quốc ở Biển Đông, phía nam lục địa Trung Quốc và eo biển Đài Loan.

Mỹ đưa bệ phóng tên lửa Tomahawk tới Philippines, Trung Quốc phản đối  第1张

Hệ thống phóng tên lửa mặt đất tầm trung (MRC) được Mỹ triển khai đến Philippines - Ảnh: US ARMY PACIFIC

Theo Đài CNN, Mỹ lần đầu tiên triển khai hệ thống phóng tên lửa mặt đất tầm trung (MRC), hay còn gọi là Typhon, tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương trong cuộc tập trận đang diễn ra với Philippines. Hệ thống này có khả năng phóng tên lửa với phạm vi lên đến 1.600km.

Quân đội Mỹ không cho biết hệ thống này sẽ có mặt ở Philippines trong bao lâu, nhưng nó đã tham gia vào một loạt cuộc tập trận chung giữa hai quốc gia, với cuộc tập trận đầu tiên bắt đầu từ ngày 8-4, và cuộc tập trận thường niên Balikatan vừa khởi động hôm 22-4.

Theo các chuyên gia, đây là tín hiệu cho thấy Mỹ có thể triển khai vũ khí tấn công đạt tầm bắn đến các cơ sở của Trung Quốc ở Biển Đông, phía nam lục địa Trung Quốc và eo biển Đài Loan.

Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) cho biết hệ thống Typhon có khả năng bắn tên lửa tiêu chuẩn SM-6, một loại tên lửa đạn đạo phòng thủ có thể nhắm mục tiêu là các tàu trên biển ở phạm vi 370km.

  • Mỹ đưa bệ phóng tên lửa Tomahawk tới Philippines, Trung Quốc phản đối  第2张

    Mỹ, Philippines tập trận có quân Pháp và Úc: Một liên minh quân sự mới ở Biển Đông?ĐỌC NGAY

Hệ thống này cũng có thể phóng tên lửa tấn công mặt đất Tomahawk, loại tên lửa hành trình có tầm bắn lên đến 1.600km.

Trong khi đó, Trung Quốc cho rằng sự hiện diện của hệ thống Typhon ở Philippines có thể làm tăng nguy cơ cho những "đánh giá và tính toán sai lầm".

Trong cuộc họp báo thường kỳ vào tuần trước, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lâm Kiếm cáo buộc Mỹ đang tìm kiếm "lợi ích quân sự đơn phương", đồng thời nhấn mạnh sự phản đối mạnh mẽ của Bắc Kinh đối với việc Mỹ triển khai hệ thống phóng tên lửa tại Philippines.

"Chúng tôi kêu gọi Mỹ tôn trọng một cách nghiêm túc những lo ngại an ninh của các quốc gia khác, ngừng gây ra đối đầu quân sự, ngừng phá hoại hòa bình và sự ổn định trong khu vực, đồng thời thực hiện các hành động cụ thể để giảm các rủi ro chiến lược", ông Lâm nói.

Trong một báo cáo năm 2021, tạp chí Military Review của quân đội Mỹ nhấn mạnh lợi thế tên lửa hiện nay của Lực lượng tên lửa của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLARF).

Viết trong báo cáo, sĩ quan Christopher Milhal của quân đội Mỹ cho biết lực lượng phi hạt nhân của PLARF là lực lượng tên lửa mặt đất lớn nhất thế giới, với hơn 2.200 tên lửa đạn đạo và hành trình phi hạt nhân.

Bên cạnh đó, lực lượng này cũng có đủ tên lửa chống hạm để tấn công mọi tàu chiến trên mặt nước của Mỹ tại Biển Đông, với đủ hỏa lực để vượt qua hệ thống chống tên lửa của mỗi tàu.

Theo các chuyên gia phân tích, hệ thống Typhon khó có thể phát huy các hiệu quả trên cho lực lượng Mỹ, nhưng khả năng cơ động của nó có thể gây nên một mối lo ngại cho Trung Quốc, khiến hệ thống này có giá trị răn đe quan trọng.

Trong thông cáo về việc triển khai Typhon, quân đội Mỹ cho biết hệ thống này được đưa lên trên chuyến bay khoảng 13.000km chuyển đến Philippines, kéo dài 15 tiếng, bằng máy bay vận chuyển Air Force C-17.