Tuổi mãn kinh trung bình của phụ nữ Việt Nam là 48-50 tuổi, trong khi ở các nước phát triển là 51-52, khiến họ sớm đối mặt với suy giảm chất lượng cuộc sống.
Thông tin được PGS.TS Lưu Thị Hồng, Tổng thư ký Hội phụ sản Việt Nam, cho biết tại Hội thảo khoa học Hưởng ứng ngày mãn kinh thế giới năm 2024, do Bộ Y tế tổ chức ngày 16/10 tại Hà Nội.
Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 13 triệu phụ nữ ở độ tuổi tiền mãn kinh, mãn kinh (45-69 tuổi). Trong đó, 70-80% phụ nữ chịu ảnh hưởng bởi các triệu chứng mãn kinh, 20-35% triệu chứng vừa và nặng. Các triệu chứng phổ biến của tiền mãn kinh như tăng cân, mất ngủ, nóng bừng mặt, vã mồ hôi, bứt rứt, khó chịu, khô teo âm đạo, khó khăn khi quan hệ tình dục, viêm nhiễm âm đạo, loãng xương, xơ vữa động mạch... Thời gian kéo dài các triệu chứng trung bình hơn 7 năm.
"Sau mãn kinh, phụ nữ còn sống thêm 20-30 năm, tương đương một phần ba cuộc đời, nhưng phải đối mặt với nhiều vấn đề sức khỏe", PGS Hồng nói, thêm rằng trong số các bệnh nhân bà từng thăm khám, rất nhiều người có triệu chứng khó chịu, có trường hợp trầm cảm, buộc phải uống thuốc điều trị.
TS Trần Thị Thu Hạnh, Phó trưởng khoa Phụ nội tiết, Bệnh viện Sản Trung ương, cho hay tuổi thọ phụ nữ ngày càng tăng cao, tức sẽ có thời gian dài đối mặt với thời kỳ mãn kinh. Dù vậy, vấn đề này vẫn chưa được nhận thức một cách đầy đủ. Theo một thống kê, gần một nửa số phụ nữ chưa có thông tin và không sẵn sàng về thời kỳ tiền mãn kinh, mãn kinh. 55% số người ước mình biết thông tin về tiền mãn kinh sớm hơn.
Những năm gầy đây, Bệnh viện Phụ sản Trung ương đã có phòng khám về mãn kinh, song theo bác sĩ Hạnh, số lượng đến khám không nhiều, do người phụ nữ luôn âm thầm chịu đựng, cho rằng đây là điều khó nói và luôn tự tìm cách giải quyết. Từ đây, một trong những sai lầm phổ biến ở phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh là tự mua thuốc, thực phẩm chức năng, các sản phẩm dinh dưỡng để bổ sung mà không có chỉ định của các bác sĩ.
Bác sĩ từng tiếp nhận trường hợp tự ý bổ sung estrogen hàm lượng cao, do nghe mọi người mách có tác dụng tốt cho độ tuổi mãn kinh. Tuy nhiên, do bổ sung lượng quá lớn dẫn tới rong kinh phải vào viện điều trị.
Các chuyên gia khuyến cáo phụ nữ chăm sóc sức khỏe bằng cách luyện tập thể dục thường xuyên, kết hợp ăn uống và chế độ nghỉ ngơi phù hợp. Nên trao đổi với chuyên gia y tế về tình trạng sức khỏe khi các rối loạn mãn kinh ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống để tìm giải pháp điều trị phù hợp.
Thời kỳ mãn kinh có sự thay đổi về nồng độ hormone nên cơ thể phụ nữ có những thay đổi về cơ thể và tâm lý. Ảnh:Pinterest
Tại hội thảo, ông Đinh Anh Tuấn, Vụ trưởng Sức khỏe bà mẹ và trẻ em (Bộ Y tế) nhìn nhận trước đây mọi người quan tâm nhiều hơn tới các nội dung như làm mẹ an toàn, kế hoạch hóa gia đình, phá thai an toàn... mà chưa thực sự chú trọng tới sức khỏe phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh. Bộ Y tế đang cùng các bệnh viện và chuyên gia xây dựng một phần riêng trong "Hướng dẫn quốc gia về chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ tuổi mãn kinh và tiền mãn kinh", với các nội dung về chẩn đoán, tư vấn dự phòng, điều trị, bổ sung nội tiết cho phụ nữ.
Lê Nga
Đăng thảo luận
2024-11-23 14:45:32 · 来自121.76.131.239回复
2024-11-23 14:55:39 · 来自222.20.203.122回复
2024-11-23 15:05:37 · 来自121.77.232.151回复
2024-11-23 15:15:46 · 来自123.235.196.118回复
2024-11-23 15:25:11 · 来自210.32.226.143回复
2024-11-23 15:35:27 · 来自61.235.50.18回复
2024-11-23 15:45:27 · 来自222.62.251.69回复
2024-11-23 15:55:39 · 来自182.85.156.111回复
2024-11-23 16:05:38 · 来自121.77.27.88回复
2024-11-23 16:15:36 · 来自121.76.153.239回复
2024-11-23 16:25:34 · 来自61.232.212.213回复
2024-11-23 16:35:26 · 来自222.59.245.143回复