Quảng Nam: ngổn ngang làng đại học “treo” 27 năm  第1张 Dự án xây dựng Khu đô thị Đại học Đà Nẵng tại Hòa Quý - Điện Ngọc (gọi tắt là Dự án Làng Đại học Đà Nẵng), do Đại học Đà Nẵng làm chủ đầu tư, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt từ năm 1997 tại Quyết định số 1057/1997/QĐ-TTg ngày 9/12/1997. Dự án có tổng diện tích khoảng 300 ha, trong đó khoảng 110 ha thuộc phường Hòa Quý, quận Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng và khoảng 190 ha thuộc phường Điện Ngọc (thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam). Quảng Nam: ngổn ngang làng đại học “treo” 27 năm  第2张 Do nhiều nguyên nhân, dự án đã chậm triển khai trong một thời gian dài, dẫn đến tình trạng quy hoạch "treo", ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người dân trong khu vực quy hoạch. Phía Đà Nẵng đang cho thấy những tín hiệu tích cực về công tác giải phóng mặt bằng và dự kiến khởi công vào cuối năm 2024; trong khi phía Quảng Nam vẫn ngổn ngang. Quảng Nam: ngổn ngang làng đại học “treo” 27 năm  第3张 Theo báo cáo, Quảng Nam mới chỉ triển khai khoảng 1,02 ha khu tái định cư cho các hộ dân bị ảnh hưởng bởi đường bao Làng Đại học. Tuy nhiên, việc triển khai mới chỉ dừng lại ở công tác đền bù và tái định cư cho các hộ dân bị giải tỏa trắng; các hộ dân ảnh hưởng bởi đường bao vẫn chưa được bồi thường thiệt hại và chưa có kế hoạch di dời. Quảng Nam: ngổn ngang làng đại học “treo” 27 năm  第4张 Theo ghi nhận của phóng viên báo Kinh tế và Đô thị, do dự án “treo” quá lâu nên hạ tầng kỹ thuật đô thị và hạ tầng kinh tế - xã hội tại khu vực không được đầu tư, nâng cấp. Cảnh quan đô thị nơi đây xuống cấp và hoang vắng, tạo cảm giác u ám.
Quảng Nam: ngổn ngang làng đại học “treo” 27 năm  第5张 Khảo sát tại địa phận tỉnh Quảng Nam, không khó để bắt gặp những ngôi nhà bỏ hoang, cỏ mọc um tùm, sắt thép hoen gỉ…  Quảng Nam: ngổn ngang làng đại học “treo” 27 năm  第6张 Nhiều công trình xây dựng quá lâu không còn giữ được hiện trạng nguyên vẹn. Người dân tận dụng để chăn thả bò. Quảng Nam: ngổn ngang làng đại học “treo” 27 năm  第7张 “Treo” 27 năm nên khu vực này gần như không được đầu tư về đường giao thông và hệ thống cống thoát nước. Đường đất và mương nước xuống cấp, gây khó khăn trong việc đi lại và ô nhiễm môi trường. Cuộc sống của người dân nơi đây rất tạm bợ, với những gốc cây đã bị đốn hạ nhưng mặt bằng chưa được triển khai thi công; trụ điện bê tông nghiêng ngả; hố nước chứa đầy rác thải bốc mùi hôi. Quảng Nam: ngổn ngang làng đại học “treo” 27 năm  第8张 Đại diện UBND phường Điện Ngọc cho biết, từ năm 1997 đến nay, người dân trong khu vực này không được thực hiện một số quyền lợi được pháp luật cho phép như lập hộ mới, tách thửa, tặng cho, chuyển nhượng, thừa kế, chuyển mục đích sử dụng đất và không được cấp phép xây dựng, cải tạo nhà cửa. Thời gian qua, dự án xuất hiện tình trạng xây dựng trái phép và chính quyền đã nhiều lần xử lý, tăng cường đảm bảo an ninh trật tự. Quảng Nam: ngổn ngang làng đại học “treo” 27 năm  第9张 Hiện tại, để thực hiện dự án, chi phí cho công tác giải phóng mặt bằng là khá lớn. Đồng thời, để được người dân ủng hộ, cần phải hình thành khu tái định cư để ổn định cuộc sống cho người dân. Quảng Nam cũng cần nghiên cứu phương án phân bổ nguồn kinh phí để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng khu tái định cư, nhằm tạo điều kiện cho việc triển khai dự án. Quảng Nam: ngổn ngang làng đại học “treo” 27 năm  第10张 Dự án đã bị "treo" hơn 1/4 thế kỷ, gây ảnh hưởng đến hàng trăm hộ dân trong khu vực, khiến họ bị thiệt thòi về các quyền lợi chính đáng. Đặc biệt, các em nhỏ trong độ tuổi trưởng thành rất cần một môi trường sống tốt hơn. Quảng Nam: ngổn ngang làng đại học “treo” 27 năm  第11张 Mới đây, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam Lương Nguyễn Minh Triết cùng đoàn công tác đã đến kiểm tra thực tế tại dự án Khu đô thị Đại học Đà Nẵng. Lãnh đạo tỉnh đã xem xét hiện trạng và lắng nghe chính quyền thị xã Điện Bàn đề xuất các phương án tháo gỡ, chuẩn bị cho buổi làm việc với cấp có thẩm quyền để giải quyết vấn đề. Quảng Nam: ngổn ngang làng đại học “treo” 27 năm  第12张 Theo tình hình thực tế, lãnh đạo UBND thị xã Điện Bàn dự kiến 2 phương án để tiếp tục thực hiện dự án: phương án thứ nhất là phân bổ nguồn vốn để giải phóng mặt bằng toàn bộ 170 ha và xây dựng kết cấu hạ tầng; phương án thứ hai là triển khai khoảng 50 ha, nơi có điều kiện thuận lợi hơn cho công tác giải phóng mặt bằng và đầu tư.