Kinh tế khó khăn và suy thoái toàn cầu đã khiến nhiều quốc gia, doanh nghiệp thay đổi chính sách lao động, ép nhân viên tăng thời gian làm việc.
Kể từ ngày 1/7, Hy Lạp đã cho phép một số ngành công nghiệp chuyển sang tuần làm việc 48 giờ. Trước đó người dân quốc gia châu Âu này chỉ làm việc trung bình 36 giờ một tuần.
Theo chính sách mới, người lao động có thể chọn làm 5 ngày một tuần (mỗi ngày thêm hai tiếng), hoặc làm 6 ngày mỗi tuần và được hưởng lương làm thêm giờ cao hơn 40% lương thông thường. Ở nửa kia của bán cầu, các công ty Hàn Quốc như Samsung cũng yêu cầu kể cả CEO phải đi làm ngày cuối tuần.
Giới chuyên gia lao động quốc tế nhận định, nhiều nền kinh tế gặp khó khăn khiến mục tiêu giảm giờ làm của người lao động là giấc mơ xa vời.
Tuy nhiên đây chưa phải điều tồi tệ nhất. Trong bối cảnh hiện nay, mong muốn lớn nhất của người lao động là không bị sa thải cũng khó thỏa mãn. Trên thực tế, mọi cấp bậc đều chịu đe dọa từ làn sóng sa thải.
Một số tập đoàn lớn trên khắp thế giới đang thực hiện các đợt cắt giảm sâu rộng, như cách Intel đã công bố gần đây. Các chuyên gia về thị trường lao động cũng cảnh báo thị trường việc làm tháng 7 yếu hơn dự kiến, khiến các nhà đầu tư lo sợ. Điều này có thể thúc đẩy một số doanh nghiệp từ bỏ chế độ làm việc ngắn ngày, từ xa hoặc phải cắt giảm phúc lợi của nhân viên.
Áp lực từ doanh thu giảm, kinh tế chưa hồi phục khiến nhiều lao động khó có thể làm việc bốn ngày một tuần. Ảnh minh họa: iStock
Peter Cappelli, giáo sư tại Trường Wharton, Đại học Penneylvania (Mỹ), nói có quan điểm rằng một số nhà quản lý đang sử dụng biện pháp đe dọa sa thải như một cái cơ để kéo nhân viên trở lại văn phòng. Thậm chí chủ doanh nghiệp cũng có thể lợi dụng những khó khăn về kinh tế chung như một lý do để ép người lao động, dù doanh thu ổn.
"Vấn đề không phải thực tế mà là nhận thức", Peter Cappelli nói. Ông cho biết những năm gần đây nhiều người lao động đã có được lợi thế nhưng chủ doanh nghiệp vẫn nắm phần lớn quyền lực. Trên thực tế, người lao động chưa bao giờ thực sự có nhiều quyền lực trên thị trường việc làm.
Theo các chuyên gia, người lao động có thể bị mất quyền lợi khi chủ doanh nghiệp quá lo lắng cho khó khăn kinh tế mà ít quan tâm đến phúc lợi nhân viên.
Một số doanh nghiệp đồ uống lớn đang báo cáo lạm phát gây ảnh hưởng mức chi tiêu của khách hàng khiến một số nơi quyết định cắt giảm lượng cà phê, trà và đồ uống có cồn. Mới tuần trước, ông lớn ngành đồ uống Starbucks cho biết lượng khách đến cửa hàng giảm mạnh, đặc biệt nhóm không thường xuyên. Hay "gã khổng lồ" về rượu là Diageo đã công bố mức sụt giảm doanh số hàng năm đầu tiên kể từ năm 2020.
Hoàn cảnh kinh tế khó khăn có thể khiến người lao động ít muốn thử nghiệm điều mới mẻ hơn, ví dụ như tuần làm việc bốn ngày.
Nhưng Peter Cappelli nói ngay cả khi mọi thứ thuận lợi hơn, tuần làm việc bốn ngày cũng khó có thể được áp dụng rộng rãi ở Mỹ.
Brigid Schulte, giám đốc Better Life Lab tại New America, tác giả của cuốn sách sắp ra mắt Over Work, nói khi lo lắng về kinh tế xuất hiện, nhiều nhà lãnh đạo càng muốn quay lại cách làm việc quen thuộc.
"Trong thời điểm bất ổn, người quản lý muốn trở lại thời điểm họ cảm thấy an toàn. Nhưng trớ trêu là làm như vậy chưa chắc đã tốt", Schulte nói. Bà cũng cho biết các công ty quyết định đổ mọi vấn đề của công ty lên người lao động là thiển cận và nghiên cứu cho thấy việc sa thải gây ra thiệt hại lâu dài cho công ty như năng suất thấp, tình trạng kiệt sức gia tăng.
Theo các chuyên gia, khi mối đe dọa suy thoái xuất hiện, các nhà lãnh đạo sẽ coi nhân viên là một khoản chi phí lớn trong bảng cân đối kế toán. Tuy nhiên việc có cái nhìn dài hạn thực sự sẽ tốt hơn cho mọi người và doanh nghiệp.
Đặc biệt, nếu các công ty lợi dụng nỗi lo kinh tế để đảo ngược các nỗ lực như sắp xếp công việc linh hoạt hoặc tiến hành sa thải, họ đang tự gây nguy hiểm cho chính mình.
Minh Phương (Theo Business Insider)
Đăng thảo luận
2024-10-08 16:16:03 · 来自123.233.210.113回复
2024-10-08 16:25:49 · 来自121.77.152.94回复
2024-10-08 16:36:04 · 来自123.232.172.27回复