TP - Quán sách cũ ở một con hẻm Sài Gòn, trong những bộn bề mê cung sách vẫn có một chỗ thoáng, trên đó những cuốn sách được cẩn thận lồng trong túi nilon. Tôi cầm lên cuốn “Nhật ký đi Tây” của Phạm Phú Thứ do NXB Đà Nẵng in năm 1996.

Sách mới? Giá lại đắt hơn giá bìa. Giá lại cao so với mặt bằng sách cũ ở tiệm này? Chừng như nhận ra người quen là ông bạn dẫn tôi đi, ông chủ tiệm cười cười trước những băn khoăn của tôi “đợi chút đi..”

Một lúc đợi khách vãn, ông cởi mở rành rẽ với cả hai như này.

… Bản của NXB Đà Nẵng in năm 1996. Nhưng in lại từ bản in năm 1964 của một nhà xuất bản Hà Nội. Tác giả là Quang Uyển, người Quảng Nam cháu họ xa đời với cụ Phạm Phú Thứ tập kết ra Bắc. Ông Quang Uyển đã dịch tác phẩm này từ bản tiếng Pháp. Mà các ông có biết ai dịch tác phẩm của cụ Thứ ra tiếng Pháp không? Bây giờ trong không khí cởi mở của Đổi mới thì nói được rồi. Người dịch là ông Ngô Đình Diệm khi ấy 19 tuổi. Năm 1919, trong cuốn “Nội san của Hội đô thành hiếu cổ” (Bulletin des Amis du vieux Huế) xuất bản tại Huế, người ta đã dịch ra tiếng Pháp cuốn Nhật ký đi Tây này gồm quyển Thượng và quyển Trung dưới tiêu đề “L’Ambassade de Phan Thanh Giản” (Sứ bộ Phan Thanh Giản). Người hướng dẫn và hiệu đính cho ông Diệm là cụ Nguyễn Văn Hòe, một yếu nhân của Trường Hậu bổ một ông thầy của các quan. Trường Hậu bổ, ngôi trường lo việc dạy kiến thức mới về Pháp văn, hành chánh và pháp luật cho các đại khoa trước khi họ được chính thức bổ dụng làm quan, trong đó có Ngô Đình Diệm. (Xem bản chụp in kèm bài)

Về nhà, hối hả tôi lật giở cuốn Nhật ký đi Tây. Cứ như lời ông chủ tiệm sách sở dĩ sách hiếm, sách đắt vì ngoài NXB Đà Nẵng với bản in lần đầu chưa có NXB nào in cả.

Trong niên biểu Phạm Phú Thứ ghi rõ, năm 1864, sau khi đi sứ ở Pháp về Phạm Phú Thứ có dâng 2 tập: “Tây hành nhật ký” và “Tây phù thi thảo”, lên vua Tự Đức. Nhà vua rất thích và tặng ông một bài thơ. Hóa ra cuốn “Nhật ký đi Tây” chính là cuốn “Tây hành nhật ký” mà tôi đang cầm trên tay đây.

Chắc bạn đọc từng tiếp cận và làm quen với những thông tin về vị quan tài năng Phạm Phú Thứ. Vị quan mà Phan Bội Châu từng thở dài lẫn tấm tắc “sĩ hữu ngạnh, trực cảm ngôn chi khí” (kẻ sĩ ương bướng, luôn nói lời thẳng thắn khí khái) cùng những chuyện “lên bờ xuống ruộng”. Một Phạm Phú Thứ cương trực, năng động. Thấy việc trái, việc cần làm là ông can thiệp ngay dù có thể gặp nguy hiểm. Trong triều ông là người hay tấu trình lên nhà vua nhất. Suốt 37 năm làm quan (1844 - 1881) ông có gần 30 năm ở triều, làm việc ở cả 3 bộ Hộ, Lại, Binh nên có dịp gần gũi nhà vua.

Vua đây là Tự Đức. Có hai lần Phạm Phú Thứ đã “chỉ trích” và “khuyên can” vua Tự Đức bằng thái độ thẳng thắn!

Lần đầu khi ấy vua Tự Đức mới 21 tuổi và mới lên ngôi được 3 năm nên trước những lời khuyên can ngài rất tức giận. Mặc dù được triều thần xin khoan tha cho lời nói ngay của Phạm Phú Thứ, nhà vua vẫn quyết định lột hết chức vụ của ông và đưa đi làm lính ở trạm Thừa Nông (Huế). Người cứu Phạm Phú Thứ chính là một phụ nữ sáng suốt nhân hậu. Người đó là Bà Từ Cung, mẹ vua, Bà Từ Cung đã dùng những lời lẽ khôn ngoan sáng suốt khuyên nhủ con trai nghĩ lại.

Nhờ vậy, năm 1852, Tự Đức cho Phạm Phú Thứ về kinh, phục lại chức Biên tu, chức vụ mà ông đảm nhận trước đó… 8 năm, khi mới ra làm quan.

Dù bị Phạm Phú Thứ mấy lần “phê bình” nặng nề nhưng dưới mắt Tự Đức, họ Phạm luôn là “người tham bồi lâu năm, đáng tin cậy”!

Phần lớn những tấu trình của ông đều được nhà vua nghe theo và ra lệnh cho triều đình thực hiện.

Cũng cần nói thêm, nhật ký đi Tây (gồm 360 trang in) là cuốn rất khó đọc! Tôi đã quên không hỏi ông chủ tiệm sách, lần in đầu tiên năm 1964, NXB nào ở miền Bắc ấn hành? Liệu có đầy đủ những chú giải của dịch giả lẫn người hiệu đính và có đoạn chua thêm chữ Hán, chữ Pháp như cuốn của NXB Đà Nẵng?

Cũng có thể nói đây là công trình xiết kể mấy mươi. Tác phẩm Phạm Phú Thứ từ bản khắc gỗ ngót 6 vạn chữ, một trăm bốn mươi bốn (144) tờ, chia làm 3 quyển chữ Hán nguyên tác được thầy trò Nguyễn Văn Hòe và Ngô Đình Diệm chuyển ngữ sang tiếng Pháp. Và rồi được dịch giả kiêm nhà nghiên cứu Quang Uyển chuyển sang quốc ngữ.


Thương nhân Phạm Phú Thứ và hơn thế nữa 
  第1张

Mộ cụ Phạm Phú Thứ

Nhật ký đi Tây như một cuốn bách khoa hiếm hoi đầu tiên của Việt Nam ghi chép về những kiến thức phổ thông mới lạ của thế giới phương Tây. Sách đề cập đến nhiều lĩnh vực: Địa lý, sử, dân tộc học, chính trị học, tôn giáo khoa học, kỹ thuật… Những ghi chép ấy không thô cứng mà hồn cốt sinh sắc bởi ý tưởng, động cơ canh tân luôn quán xuyến, soi rọi.

Nhật ký đi Tây như minh chứng sinh động thêm tính cách, nhân cách và tầm nhìn khoát hoạt năng động của một nhà nho, một ông quan đại thần. Hơn thế nữa, Phạm Phú Thứ còn là nhà kỹ trị, một thương nhân.

Kính phục! Hơn 150 năm trước có một nhà nho Đại Việt chưa từng được đào tạo trong một nhà trường Tây phương nào đã tiên phong trong việc học tập và phổ biến khoa học kỹ thuật. Ngoài chức năng bận rộn nghiêm nhặt của một sứ thần, Phạm Phú Thứ đã tự tay ghi chép tỷ mỉ với độ chính xác khá cao về công nghệ tiên tiến của thế giới thời bấy giờ. Từ cơ khí (tàu thủy, tàu hỏa) luyện kim, điện báo, khí đốt, khinh khí cầu cho đến nhiếp ảnh làm giấy…

Có một chi tiết thú vị là trong thời gian ghé thăm Ai Cập, tận mắt chứng kiến hệ thống xe nước ở xứ người tiện lợi năng suất gấp nhiều lần nông dân quê nhà phải còng lưng tát gầu sòng gầu dai. Phạm Phú Thứ đã hỏi han cặn kẽ và ghi ghép lại. Về nước ông đã nhờ nhà vua phổ biến công cụ ấy cho các tỉnh miền Trung đặc biệt ở quê nhà Quảng Nam. Hình ảnh cái xe nước trong thơ Phạm Phú Thứ “Gàu xưa hao tốn bao công sức/ Xe nước ngày nay tiện lợi là/ Thay thế sức người thêm giảm phí…” hình như nay vẫn còn bóng dáng ở nông thôn miền Trung?

Khoa học kỹ thuật vô tình trở thành nguồn cảm hứng dồi dào, bất ngờ tạo nên phong cách độc đáo trong thơ Phạm Phú Thứ. Giới nghiên cứu còn coi đó là luồng sinh khí mới của văn chương Việt Nam nửa sau thế kỷ 19.

Như bài Phú lãng Sa hỏa xa đạo trung thư sự (Trên đường đi xe lửa ở Pháp ghi lại sự việc) trong Nhật ký đi Tây.


Thương nhân Phạm Phú Thứ và hơn thế nữa 
  第2张

Chân dung Phạm Phú Thứ

Lập quốc thiên dư bát bách niên/ Phú cường cơ xảo thiện Tây thiên/ Giang sơn hoa thụ lê song lý/ Lâu quán nhai cù điện tuyến biên/ Bát chính thực trù chân hữu đắc/ Tứ đoan thâm ý tịch vô truyền/ Táo giao Đông thổ kiêm trường kỷ/ Pha Lý Long Đồn vị túc hiền.

(Dịch nghĩa.

Dựng nước hơn một ngàn tám trăm năm/ Nước Pháp giàu mạnh tài khéo ở phương Tây xa xôi/ Ngồi trong xe thấy sông núi hoa cỏ qua cửa sổ pha lê/ Và lâu đài quán xá đường phố cột dây điện/ Họ có kế hoạch thực hiện Bát Chính và rõ ràng đã thu được kết quả tốt/ Nhưng tiếc là họ không truyền ý nghĩa sâu xa của Tứ Đoan/ Giá phương Đông sớm giỏi thêm về kỹ thuật/ Thì Ba Lê, Luân Đôn chưa chắc đã tài hơn).

***

Người ta từng nhắc nhiều về hơn 50 bản điều trần của nhà cải cách Nguyễn Trường Tộ cùng thời với Phạm Phú Thứ (Phạm Thú Thứ hơn Nguyễn Trường Tộ 9 tuổi) Nhưng theo thiển ý của người viết bài này, căn cứ như lời nhận xét của sử gia Trần Trọng Kim thì chỉ có mấy bản thôi mà không hiểu vì lý do gì những bản điều trần ấy lại không được thể hiện trong Quốc sử quán nhà Nguyễn? Lại nữa, hầu như những điều trần của Nguyễn Trường Tộ không được vua Tự Đức (có nghiên cứu) nhưng không cho triển khai trên thực tế! Có thể những điều trần, cải cách ấy không phù hợp với thực tế thời bấy giờ khác với những điều trần của Phạm Phú Thứ? Trong khi Quốc sử quán triều Nguyễn đã dành hơn 10 trang với gần 3.000 chữ trong “Đại Nam liệt truyện” để nói về Phạm Phú Thứ với những lời lẽ hết sức tốt đẹp!

Nhật ký đi Tây như sự nối dài sinh sắc thêm tư tưởng canh tân của một quan đại thần, một thương nhân Phạm Phú Thứ.

Xuân Ba Xem nhiều

Kinh tế

Giá vàng thế giới bứt tốc tăng cao kỷ lục

Kinh tế

Giá vàng nhẫn tăng cao nhất lịch sử

Kinh tế

Thương lái Trung Quốc 'quay xe', giá cau ở Quảng Ngãi lao dốc

Kinh tế

Đề xuất nghỉ 4 ngày Quốc khánh năm 2025, dịp 30/4 nghỉ 5 ngày

Kinh tế

Thủ tướng duyệt mở rộng công viên phần mềm gần 1.000 tỷ ở Đà Nẵng
MỚI - NÓNG 
Thương nhân Phạm Phú Thứ và hơn thế nữa 
  第3张
Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông: Định hướng tư duy - Phát huy chuẩn mực
Thế giới TPO - Ngày 23/10, Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 16 do Học viện Ngoại giao và các cơ quan đối tác phối hợp tổ chức đã khai mạc tại thành phố Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) với chủ đề “Định hướng tư duy - Phát huy chuẩn mực”. 
Thương nhân Phạm Phú Thứ và hơn thế nữa 
  第4张
Bộ Công Thương nói về việc khởi động lại dự án điện hạt nhân
Kinh tế TPO - Tại họp báo thường kỳ quý III của Bộ Công Thương ngày 23/11, đại diện Bộ Công Thương cho biết, ngay sau chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Công Thương đã phối hợp với Bộ Khoa học Công nghệ nghiên cứu kinh nghiệm trên thế giới và có báo cáo gửi Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn. Về công nghệ sẽ lựa chọn công nghệ thế hệ mới đã được áp dụng thực tiễn. 
Thương nhân Phạm Phú Thứ và hơn thế nữa 
  第5张
Chỉ đạo mới nhất của Bộ Văn hóa về vụ cháy chùa thiệt hại 25 tỷ đồng ở Phú Thọ
Văn hóa TPO - Sau khi nắm bắt được thông tin về vụ cháy chùa Phổ Quang, đại diện Cục Di sản Văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị khẩn trương kiểm tra thực tế, đánh giá mức độ thiệt hại và đề xuất phương án xử lý, khắc phục tại di tích.