Phát triển công nghiệp của Việt Nam phải dựa vào tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh của quốc gia, chứ không nhất thiết là công nghiệp hóa đơn thuần.

Thủ tướng: Phát triển công nghiệp phải dựa vào tiềm năng khác biệt  第1张

Phiên đối thoại chính sách chiều 25-9 - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Thủ tướng Phạm Minh Chính gửi thông điệp và định hướng phát triển của Việt Nam nói chung cũng như TP.HCM nói riêng tại Phiên đối thoại chính sách chiều 25-9. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế TP.HCM 2024.

Xác định thế mạnh của quốc gia để chuyển đổi

GS.TS Keun Lee - tiến sĩ kinh tế, Đại học Canada, nguyên phó chủ tịch Hội đồng cố vấn quốc gia Hàn Quốc - đã đưa ra các đề xuất nhằm giúp TP.HCM học hỏi từ kinh nghiệm của các khu vực tiên phong như Đài Bắc (Đài Loan) và Thâm Quyến (Trung Quốc), đặc biệt trong bối cảnh thành phố đang nỗ lực đẩy mạnh phát triển công nghệ và thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp trong nước.

Theo chuyên gia này, mô hình phát triển của Đài Bắc và Thâm Quyến có thể là một bài học hữu ích trong việc thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp bản địa. Khác với mô hình phát triển của Penang (Malaysia), vốn phụ thuộc vào các công ty đa quốc gia (MNCs), Đài Bắc và Thâm Quyến đã thành công trong việc tạo dựng các doanh nghiệp bản địa mạnh mẽ, giúp họ nhanh chóng bắt kịp với các nước tiên tiến.

  • Thủ tướng: Phát triển công nghiệp phải dựa vào tiềm năng khác biệt  第2张

    Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Diễn đàn Kinh tế TP.HCM 2024ĐỌC NGAY

Theo đó, hai thành phố Đài Bắc và Thâm Quyến đã thực hiện nhiều chính sách can thiệp công mạnh mẽ hơn so với Penang để thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp bản địa. Điều này bao gồm việc cung cấp nguồn nhân lực chất lượng thông qua các chương trình đào tạo chuyên môn và kỹ năng.

Để thúc đẩy sự đổi mới công nghệ và khả năng sở hữu công nghệ nội địa, các chuyên gia khuyến nghị Việt Nam cần có chiến lược chuyển đổi sau giai đoạn ban đầu học hỏi từ các nguồn tri thức nước ngoài. Đây là một bước quan trọng giúp Việt Nam nhanh chóng đuổi kịp các quốc gia tiên tiến về công nghệ.

Thủ tướng: Phát triển công nghiệp phải dựa vào tiềm năng khác biệt  第3张

GS.TS Keun Lee - tiến sĩ kinh tế, Đại học Canada - chia sẻ về thoát bẫy thu nhập trung bình và kinh nghiệm cho TPHCM - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Chuyên gia cũng gợi ý Việt Nam cần nỗ lực thúc đẩy chuyển giao công nghệ từ doanh nghiệp nước ngoài sang doanh nghiệp trong nước.

Cũng nhấn mạnh vai trò của công nghệ, ông Trịnh Hướng Đông, phó thị trưởng thành phố Trùng Khánh (Trung Quốc), nhấn mạnh cần thiết thúc đẩy việc thành lập Trung tâm Trung chuyển hành lang đất liền - biển mới tại Hà Nội và TP.HCM, mở rộng quy mô nhập khẩu các sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao của Việt Nam như hoa quả, hải sản, gạo...

"Cần nghiên cứu đưa các đặc sản Việt Nam như cà phê, sầu riêng, hạt điều gia nhập nền tảng trực tuyến và ngoại tuyến, hình thành đầu mối phân phối hàng hóa từ Trùng Khánh đến các khu vực nội địa của Trung Quốc", ông Trịnh Hướng Đông nói.

Các chuyên gia tin tưởng rằng nếu Việt Nam áp dụng các chiến lược này một cách hiệu quả, quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế công nghệ cao sẽ được đẩy nhanh, giúp đất nước bắt kịp và vượt qua các quốc gia tiên tiến trong khu vực.

Việt Nam thực hiện song hành chuyển đổi số và chuyển đổi xanh

Ông Nguyễn Quốc Phương, thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cho biết các kế hoạch 5 năm và hằng năm đã vạch ra các bước đi cụ thể trong việc chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế.

Thủ tướng: Phát triển công nghiệp phải dựa vào tiềm năng khác biệt  第4张

Thủ tướng cho rằng kinh tế tuần hoàn trở thành xu thế - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Đi sâu hơn trong thúc đẩy chuyển đổi với ngành công nghiệp có nhấn mạnh hai quá trình chuyển đổi (chuyển đổi kép), đó là chuyển đổi số và chuyển đổi xanh đi song hành với nhau. Hiện nay để thực hiện thành công thì thúc đẩy đổi mới sáng tạo là yêu cầu bức thiết.

Ông Lê Xuân Định, thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, cũng cho biết đang xây dựng, sửa đổi dự án Luật Khoa học Công nghệ Đổi mới sáng tạo. Đối với dự án luật, có sự thay đổi căn bản về đối tượng điều chỉnh. 

Trước đây sử dụng ngân sách cho các đơn vị công lập để làm dự án đề tài nghiên cứu, dự án luật lần này sẽ sử dụng nguồn lực xã hội hóa cho hoạt động khoa học công nghệ. Tạo điều kiện cho doanh nghiệp hấp thu công nghệ, tăng đổi mới sáng tạo.

Trước các câu trả lời của đại diện bộ, ngành, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định: "Thế giới đã thực hiện kinh tế tuần hoàn từ lâu và Việt Nam cũng có thực hiện, nhưng trong bối cảnh cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường, gia tăng dân số thì vấn đề này mới được quan tâm thỏa đáng, với mục tiêu đưa kinh tế tuần hoàn trở thành xu thế, phong trào.

Việt Nam nói chung và Chính phủ nói riêng đang tập trung vào hai nội dung: Nâng cao nhận thức và xây dựng cơ chế, chính sách để huy động nguồn lực từ người dân, mọi người dân tham gia thực hiện kinh tế tuần hoàn. Đây là yếu tố quan trọng, mang tính quyết định".