(Dân trí) - Trong dạ tiệc, cô Nguyễn Thị Lan uyển chuyển nhún người chào Hoàng đế trong một cử chỉ vừa tự nhiên vừa duyên dáng. Đúng lúc đó, ban nhạc trỗi lên một bản tango và Hoàng đế mời cô ra sàn nhảy.
Cuộc gặp gỡ định mệnh
Ông vua trẻ Bảo Đại về nước chấp chánh chưa được một năm, chính quyền bảo hộ đã nghĩ đến việc chọn vợ cho nhà vua, và tốt nhất là chọn một người cũng thấm nhuần văn hóa Pháp.
Vào lúc đó, Hoàng Thái hậu Từ Cung và triều đình cũng nghĩ đến việc này, nhưng ý định của mỗi bên hoàn toàn khác nhau.
Vua Bảo Đại trong quyển hồi ký Con rồng An Nam thuật lại giai đoạn tìm vợ như sau:
"Kể từ ngày tôi trở về nước, trong hoàng cung đã có kế hoạch cưới vợ cho tôi. Hoàng Thái hậu, các nhân vật trong triều đình mỗi người có ứng viên riêng của mình. Nhiều lần tôi nghe nhắc về chuyện đó nhưng không mấy quan tâm.
Biết rằng về việc này, ý kiến của Hoàng đế phải dựa trên đề nghị của triều đình, nên tôi chờ có đề nghị rõ ràng.
Về phần tôi, tôi đã quyết định chấm dứt tình trạng nhà vua có nhiều vợ, một truyền thống tại An Nam.
Ông bà Charles cũng lo tìm cho tôi một người vợ. Điều họ mong muốn trước hết là người vợ tương lai của tôi cũng có một quá trình học vấn như tôi".
Bìa sách "Theo dấu Hoàng hậu Nam Phương và Vua Bảo Đại" (Ảnh: Minh Nhân - Minh Trang).
Vợ chồng cựu Khâm sứ Trung Kỳ Eugène Charles cùng Vua Bảo Đại về Việt Nam vào tháng 9/1932. Toàn quyền Đông Dương Pierre Pasquier cũng như ông bà Charles đều nghĩ đã đến lúc tìm một người vợ cho Vua Bảo Đại để sớm ổn định tính tình của ông vua trẻ.
Hai vợ chồng cựu Khâm sứ và Toàn quyền Pasquier đều quen biết ông Denis Lê Phát An, cậu của cô nữ sinh Jeane-Mariette Nguyễn Thị Lan; cô này cũng vừa trở về nước như Hoàng đế.
Cô thuộc một gia đình danh giá, xinh đẹp, có giáo dục, lại cùng học ở Pháp nên hai người rất có khả năng sẽ hợp nhau và cuộc hôn nhân hứa hẹn mang lại nhiều điều tốt đẹp.
Trong một chuyến kinh lý bắt đầu từ Huế ngày 14/2/1933, Vua Bảo Đại, Khâm sứ Trung Kỳ và đoàn tùy tùng đi qua các tỉnh ven biển miền Nam Trung Kỳ và một số đạo ở Cao nguyên.
Chuyến đi kết thúc tại Đà Lạt ngày 22/2/1933. Chương trình trong tám ngày rất nặng, đi qua nhiều tỉnh, đạo từ miền biển lên miền núi. Ngày cuối cùng ở Đà Lạt cũng có một chương trình thăm viếng rất bận rộn, buổi sáng thăm bệnh viện, trại lính, trường học, buổi chiều thăm một cơ sở trồng trà.
Sau khi về dinh Đốc lý dùng cơm tối, Vua Bảo Đại tiếp tục đi dự một dạ hội tại khách sạn Langbian Palace.
Khi Bảo Đại ở lại Đà Lạt, Toàn quyền Đông Dương Pierre Pasquier và ông bà cựu Khâm sứ Charles cũng có mặt tại đây, Đốc lý thành phố Đà Lạt Auguste Darles nhân dịp này tổ chức một buổi tiếp tân tại khách sạn Langbian Palace để chào mừng Vua Bảo Đại.
Lúc đó, Denis Lê Phát An và người cháu Nguyễn Thị Lan đang có mặt tại Đà Lạt, nơi mà gia đình Lê Phát An, ông bà Nguyễn Hữu Hào có nhiều biệt thự và doanh nghiệp, đất đai.
Chúng tôi cho rằng sự có mặt đồng thời tại Đà Lạt của Toàn quyền Đông Dương, ông bà Charles, cậu Lê Phát An và nàng cháu Tây học không phải là ngẫu nhiên, mà do sự sắp xếp của chính quyền thuộc địa trong kế hoạch tìm một người vợ thích hợp nhất cho Vua Bảo Đại.
Đốc lý Darles gởi giấy mời ông Lê Phát An cùng cháu gái đến dự buổi tiếp tân tại khách sạn Langbian Palace, nói rõ là sẽ có dịp diện Kiến Hoàng đế Bảo Đại. Cô Nguyễn Thị Lan ngần ngại không muốn đi, nhưng cậu Lê Phát An cố thuyết phục, hứa là chỉ đến tham dự một lúc, chào nhà vua xong thì về.
Vì sự chần chừ của cô mà hai cậu cháu đến nơi rất trễ. Do miễn cưỡng nhận lời nên cô Nguyễn Thị Lan chỉ mặc y phục giản dị và trang điểm đơn giản, theo lời cô thuật lại sau này.
Đêm dạ vũ tại khách sạn Langbian Palace
Khách sạn Langbian Palace được khởi công xây năm 1916 trên một ngọn đồi thông, rộng hơn 40 ngàn mét vuông, mặt tiền hướng về đỉnh núi Lang Biang, cách thành phố Đà Lạt 12km, thuộc địa phận huyện Lạc Dương.
Tòa nhà ba tầng được xây theo lối kiến trúc cổ điển, kiên cố và uy nghi, tầng trệt được nâng cao để tạo thêm một tầng hầm.
Khách sạn khai trương năm 1922, nhanh chóng trở thành điểm hẹn của giới thượng lưu, trí thức và cộng đồng Pháp ở địa phương, một cộng đồng gồm 46 người vào đầu thập niên 1930. Họ hẹn nhau đến uống rượu trên sân thượng hay ăn tối, khiêu vũ giữa khung cảnh sang trọng của phòng ăn rộng trang trí như phòng ăn ở lâu đài.
Trong dạ tiệc 22/2/1933, Đốc lý Darles đón ông Lê Phát An và cô cháu vào phòng khánh tiết rộng lớn giăng đèn lộng lẫy. Chính bà Charles, phu nhân cựu Khâm sứ Pháp, dẫn Nguyễn Thị Lan đến trình diện Hoàng thượng.
Không chút ngượng ngập e dè, cô cựu nữ sinh trường dòng Paris uyển chuyển nhún người chào Hoàng đế trong một cử chỉ vừa tự nhiên vừa duyên dáng mà cô học được từ các nữ tu.
Chuyện kể rằng đúng lúc đó, ban nhạc trỗi lên một bản tango và Hoàng đế mời cô ra sàn nhảy.
Vua Bảo Đại, trong hồi ký của mình, thuật lại buổi gặp gỡ đầu tiên tại Langbian Palace như sau:
"Cuối năm, tôi ghé Đà Lạt mấy ngày, Toàn quyền Pasquier cũng có mặt. Nhân một cuộc gặp mặt trong phòng khách của Langbian Palace, ông giới thiệu với tôi một thiếu nữ đi cùng bà Charles. Marie-Thérèse thuộc gia đình điền chủ giàu có ở Nam Kỳ. Cô 18 tuổi, theo Công giáo như cha mẹ, vừa học xong trường Couvent des Oiseaux ở Pháp.
Sau lần hội ngộ đầu tiên hình như tình cờ đó, chúng tôi có gặp nhau lại. Marie-Thérèse rất thích thời gian của cô ở bên Pháp. Cũng như tôi, Marie-Thérèse thích thể thao, âm nhạc. Nàng có vẻ đẹp dịu dàng của thiếu nữ miền Nam.
Sau vài câu chuyện, một tình cảm quyến luyến đã nảy sinh giữa chúng tôi".
Vua Bảo Đại trong hồi ký chỉ nói: "Cuối năm, tôi ghé Đà Lạt mấy ngày, Toàn quyền Pasquier cũng có mặt... ", không nói rõ là năm nào.
Dựa vào hai sự kiện mà chúng ta biết rõ được ngày tháng - ngày Vua Bảo Đại trở về nước, 8/9/1932, và ngày diễn ra lễ cưới tại Hoàng cung 20/3/1934, thì "cuối năm" như Vua Bảo Đại nói chỉ có thể là cuối năm 1932 hoặc cuối năm 1933.
Nhưng nếu là cuối năm 1932, Vua Bảo Đại và cô nữ sinh Nguyễn Thị Lan mới về nước được ba tháng, thì quá ngắn để có thể tổ chức một sự kiện với sự có mặt "ngẫu nhiên" của nhiều người như vậy.
Còn nếu cuối năm 1933 cũng không hợp lý vì Toàn quyền Pierre Pasquier đã gởi công văn yêu cầu Đại sứ Pháp tại Vatican can thiệp với Tòa thánh về hôn lễ của Vua Bảo Đại từ giữa tháng 9/1933.
Khi theo dõi các tin tức báo chí thời đó, chuyến kinh lý bắt đầu vào ngày 14/2/1933, từ Huế đi qua các tỉnh, đạo, miền nam Trung Kỳ, Cao nguyên, và kết thúc tại Đà Lạt ngày 22/2/1933, có thể thấy trên các trang báo một thông tin vắn tắt về chương trình của Vua Bảo Đại ngày 22/2: "Hoàng thượng ăn cơm tối tại dinh Đốc lý rồi đi dạ hội tại Langbian Palace".
Chúng tôi cho rằng 22/2/1933 là ngày chính xác mà Vua Bảo Đại lần đầu tiên gặp cô Nguyễn Thị Lan. Vua Bảo Đại đã nhầm lẫn về thời gian khi ghi lại trong hồi ký: "Cuối năm, tôi ghé Đà Lạt mấy ngày..". Thật ra, đó là một ngày cuối tháng 2/1933, kết thúc chuyến kinh lý qua các tỉnh Duyên hải và Cao nguyên.
Sau lần gặp gỡ đó, nhà vua được mấy ngày nghỉ ngơi tại Đà Lạt. Chắc hẳn nhà vua còn có thêm vài dịp gặp lại cô cựu nữ sinh trường Tây.
Ngay lần gặp gỡ đầu tiên, rõ ràng nhà vua đã bị một cú sét ái tình khiến ông nhất quyết vượt mọi trở ngại để tiến tới hôn nhân chỉ sau đó một năm.
"Trẫm cưới vợ cho Trẫm, chứ có cưới vợ cho triều đình đâu?"
Ý định cưới cô Jeanne-Mariette Nguyễn Thị Lan làm vợ của Vua Bảo Đại được sự tán đồng của nhiều người: gia đình Nguyễn Hữu Hào, ông bà cựu Khâm sứ Charles, giới chức Công giáo ở Trung Kỳ, mỗi người có lý do riêng để tán thành. Nhưng không phải mọi việc đều suôn sẻ.
Toàn quyền Pierre Pasquier nhiệt tình nhất về cuộc hôn nhân này và giữ vai trò đầu tàu để thực hiện cho được kế hoạch. Biết trước sẽ có trở ngại từ phía Tòa thánh vì vấn đề tôn giáo nên ông đích thân yêu cầu sự can thiệp của Đại sứ Pháp cạnh Tòa thánh Vatican.
Trong một văn thư dài hơn mười trang đề ngày 13/9/1933, từ Hà Nội gởi Đại sứ François Charles-Roux, Toàn quyền Pasquier trình bày rất chi tiết "một sự kiện chính trị có tầm quan trọng đặc biệt" với phủ Toàn quyền, và việc này đòi hỏi có sự chấp thuận của Tòa thánh.
Đó là cuộc hôn nhân dự định giữa Hoàng đế An Nam và một cô gái thuộc một trong những gia đình Công giáo lâu đời nhất Nam Kỳ. Vì những lý do truyền thống khắt khe của triều đình, Hoàng đế không thể bỏ đạo của mình và không thể công khai bảo đảm rằng con cái sau này sẽ được rửa tội, nuôi dạy theo Công giáo.
Phải được Tòa thánh La Mã cho phép, đặc biệt là điều kiện mà gia đình cô dâu tương lai đưa ra để cuộc hôn nhân có thể tiến hành.
Gia đình đòi hỏi rằng tuy mỗi người có thể giữ tôn giáo của mình nhưng các con sinh ra phải được rửa tội theo giáo luật của Công giáo và được giáo dục theo đức tin tôn giáo; sau cùng, cô dâu Nguyễn Thị Lan phải được tấn phong Hoàng hậu ngay trong lễ Đại hôn.
Những điều này không cản trở ý định nhất quyết lấy Nguyễn Thị Lan làm vợ của Vua Bảo Đại. Nhà vua cũng tự nguyện bãi bỏ tục lệ có nhiều thứ phi, cung phi của các vua trước, sẽ không còn tam cung lục viên, Hoàng hậu tương lai sẽ về ở với Hoàng đế trong điện Kiến Trung.
Trở ngại chính là từ phía Thái hậu Từ Cung và triều đình, đứng đầu là Đại thần Tôn Thất Hân, Chủ tịch Tôn Nhơn phủ và cũng là Phụ chánh Thân thần trong thời gian vua Bảo Đại du học bên Pháp.
Bà Từ Cung và cụ Tôn Thất Hân e ngại rằng cô Nguyễn Thị Lan là người Công giáo và chịu ảnh hưởng của nền giáo dục Tây phương, làm sao có thể đảm trách công việc tế lễ, thờ phụng các tiên vương tại triều đình. Rồi sau này, khi có một thái tử theo Thiên Chúa giáo lên làm vua thì triều đình Huế sẽ đi về đâu?
Trong triều đình, chỉ có Viện trưởng Viện Cơ mật Nguyễn Hữu Bài, người theo Công giáo, ủng hộ ý định của nhà vua, còn lại các thượng thơ có khuynh hướng bảo thủ cùng một số lớn hoàng thân trong Tôn Nhơn phủ đều tỏ ý lo ngại về tương lai của triều đình và việc thờ phụng tông miếu hoàng thất.
Trước tất cả lời can ngăn, Vua Bảo Đại chỉ đáp lại bằng câu: "Trẫm cưới vợ cho Trẫm, chứ có cưới vợ cho cụ Tôn Thất Hân và triều đình đâu?".
Đám cưới vẫn sẽ được tiến hành, và ngày cưới được định vào 20/3/1934.
Ngày 25/5, Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam phối hợp tổ chức sự kiện ra mắt cuốn sách Theo dấu Hoàng hậu Nam Phương và Vua Bảo Đại của hai tác giả Vĩnh Đào và Nguyễn Thị Thanh Thúy tại Hà Nội.
Tác phẩm là kết quả của cuộc hành trình "theo dấu" nhà vua và hoàng hậu cuối cùng của triều Nguyễn tại cả hai nước Việt Nam và Pháp. Đây được coi là cuốn tư liệu lịch sử nhân vật đắt giá, viết về con người, cuộc đời Vua Bảo Đại (1913 - 1997) và Hoàng hậu Nam Phương (1913 - 1963).
Theo dấu Hoàng hậu Nam Phương và Vua Bảo Đại dày 464 trang, gồm 4 phần chính: Thiếu nữ Nam kỳ và Hoàng Thái tử Triều Nguyễn, Hoàng hậu và Hoàng đế Đại Nam, Những ngày bất an, Từ lâu đài Thorenc đến gia trang Chabrignac.
Ngoài ra, tác phẩm còn xuất bản thêm một phần phụ kể Những năm buồn tẻ của cựu hoàng.
Cả 4 phần trong tác phẩm được thể hiện tương ứng 4 giai đoạn chính của cuộc đời Hoàng hậu Nam Phương theo trình tự thời gian.
Văn hóaTiết lộ cuộc gặp gỡ định mệnh giữa Vua Bảo Đại và Hoàng hậu Nam Phương
(Dân trí) - Trong dạ tiệc, cô Nguyễn Thị Lan uyển chuyển nhún người chào Hoàng đế trong một cử chỉ vừa tự nhiên vừa duyên dáng. Đúng lúc đó, ban nhạc trỗi lên một bản tango và Hoàng đế mời cô ra sàn nhảy.
Cuộc gặp gỡ định mệnh
Ông vua trẻ Bảo Đại về nước chấp chánh chưa được một năm, chính quyền bảo hộ đã nghĩ đến việc chọn vợ cho nhà vua, và tốt nhất là chọn một người cũng thấm nhuần văn hóa Pháp.
Vào lúc đó, Hoàng Thái hậu Từ Cung và triều đình cũng nghĩ đến việc này, nhưng ý định của mỗi bên hoàn toàn khác nhau.
Vua Bảo Đại trong quyển hồi ký Con rồng An Nam thuật lại giai đoạn tìm vợ như sau:
"Kể từ ngày tôi trở về nước, trong hoàng cung đã có kế hoạch cưới vợ cho tôi. Hoàng Thái hậu, các nhân vật trong triều đình mỗi người có ứng viên riêng của mình. Nhiều lần tôi nghe nhắc về chuyện đó nhưng không mấy quan tâm.
Biết rằng về việc này, ý kiến của Hoàng đế phải dựa trên đề nghị của triều đình, nên tôi chờ có đề nghị rõ ràng.
Về phần tôi, tôi đã quyết định chấm dứt tình trạng nhà vua có nhiều vợ, một truyền thống tại An Nam.
Ông bà Charles cũng lo tìm cho tôi một người vợ. Điều họ mong muốn trước hết là người vợ tương lai của tôi cũng có một quá trình học vấn như tôi".
Bìa sách "Theo dấu Hoàng hậu Nam Phương và Vua Bảo Đại" (Ảnh: Minh Nhân - Minh Trang).
Vợ chồng cựu Khâm sứ Trung Kỳ Eugène Charles cùng Vua Bảo Đại về Việt Nam vào tháng 9/1932. Toàn quyền Đông Dương Pierre Pasquier cũng như ông bà Charles đều nghĩ đã đến lúc tìm một người vợ cho Vua Bảo Đại để sớm ổn định tính tình của ông vua trẻ.
Hai vợ chồng cựu Khâm sứ và Toàn quyền Pasquier đều quen biết ông Denis Lê Phát An, cậu của cô nữ sinh Jeane-Mariette Nguyễn Thị Lan; cô này cũng vừa trở về nước như Hoàng đế.
Cô thuộc một gia đình danh giá, xinh đẹp, có giáo dục, lại cùng học ở Pháp nên hai người rất có khả năng sẽ hợp nhau và cuộc hôn nhân hứa hẹn mang lại nhiều điều tốt đẹp.
Trong một chuyến kinh lý bắt đầu từ Huế ngày 14/2/1933, Vua Bảo Đại, Khâm sứ Trung Kỳ và đoàn tùy tùng đi qua các tỉnh ven biển miền Nam Trung Kỳ và một số đạo ở Cao nguyên.
Chuyến đi kết thúc tại Đà Lạt ngày 22/2/1933. Chương trình trong tám ngày rất nặng, đi qua nhiều tỉnh, đạo từ miền biển lên miền núi. Ngày cuối cùng ở Đà Lạt cũng có một chương trình thăm viếng rất bận rộn, buổi sáng thăm bệnh viện, trại lính, trường học, buổi chiều thăm một cơ sở trồng trà.
Sau khi về dinh Đốc lý dùng cơm tối, Vua Bảo Đại tiếp tục đi dự một dạ hội tại khách sạn Langbian Palace.
Khi Bảo Đại ở lại Đà Lạt, Toàn quyền Đông Dương Pierre Pasquier và ông bà cựu Khâm sứ Charles cũng có mặt tại đây, Đốc lý thành phố Đà Lạt Auguste Darles nhân dịp này tổ chức một buổi tiếp tân tại khách sạn Langbian Palace để chào mừng Vua Bảo Đại.
Lúc đó, Denis Lê Phát An và người cháu Nguyễn Thị Lan đang có mặt tại Đà Lạt, nơi mà gia đình Lê Phát An, ông bà Nguyễn Hữu Hào có nhiều biệt thự và doanh nghiệp, đất đai.
Chúng tôi cho rằng sự có mặt đồng thời tại Đà Lạt của Toàn quyền Đông Dương, ông bà Charles, cậu Lê Phát An và nàng cháu Tây học không phải là ngẫu nhiên, mà do sự sắp xếp của chính quyền thuộc địa trong kế hoạch tìm một người vợ thích hợp nhất cho Vua Bảo Đại.
Đốc lý Darles gởi giấy mời ông Lê Phát An cùng cháu gái đến dự buổi tiếp tân tại khách sạn Langbian Palace, nói rõ là sẽ có dịp diện Kiến Hoàng đế Bảo Đại. Cô Nguyễn Thị Lan ngần ngại không muốn đi, nhưng cậu Lê Phát An cố thuyết phục, hứa là chỉ đến tham dự một lúc, chào nhà vua xong thì về.
Vì sự chần chừ của cô mà hai cậu cháu đến nơi rất trễ. Do miễn cưỡng nhận lời nên cô Nguyễn Thị Lan chỉ mặc y phục giản dị và trang điểm đơn giản, theo lời cô thuật lại sau này.
Đêm dạ vũ tại khách sạn Langbian Palace
Khách sạn Langbian Palace được khởi công xây năm 1916 trên một ngọn đồi thông, rộng hơn 40 ngàn mét vuông, mặt tiền hướng về đỉnh núi Lang Biang, cách thành phố Đà Lạt 12km, thuộc địa phận huyện Lạc Dương.
Tòa nhà ba tầng được xây theo lối kiến trúc cổ điển, kiên cố và uy nghi, tầng trệt được nâng cao để tạo thêm một tầng hầm.
Khách sạn khai trương năm 1922, nhanh chóng trở thành điểm hẹn của giới thượng lưu, trí thức và cộng đồng Pháp ở địa phương, một cộng đồng gồm 46 người vào đầu thập niên 1930. Họ hẹn nhau đến uống rượu trên sân thượng hay ăn tối, khiêu vũ giữa khung cảnh sang trọng của phòng ăn rộng trang trí như phòng ăn ở lâu đài.
Trong dạ tiệc 22/2/1933, Đốc lý Darles đón ông Lê Phát An và cô cháu vào phòng khánh tiết rộng lớn giăng đèn lộng lẫy. Chính bà Charles, phu nhân cựu Khâm sứ Pháp, dẫn Nguyễn Thị Lan đến trình diện Hoàng thượng.
Không chút ngượng ngập e dè, cô cựu nữ sinh trường dòng Paris uyển chuyển nhún người chào Hoàng đế trong một cử chỉ vừa tự nhiên vừa duyên dáng mà cô học được từ các nữ tu.
Chuyện kể rằng đúng lúc đó, ban nhạc trỗi lên một bản tango và Hoàng đế mời cô ra sàn nhảy.
Vua Bảo Đại, trong hồi ký của mình, thuật lại buổi gặp gỡ đầu tiên tại Langbian Palace như sau:
"Cuối năm, tôi ghé Đà Lạt mấy ngày, Toàn quyền Pasquier cũng có mặt. Nhân một cuộc gặp mặt trong phòng khách của Langbian Palace, ông giới thiệu với tôi một thiếu nữ đi cùng bà Charles. Marie-Thérèse thuộc gia đình điền chủ giàu có ở Nam Kỳ. Cô 18 tuổi, theo Công giáo như cha mẹ, vừa học xong trường Couvent des Oiseaux ở Pháp.
Sau lần hội ngộ đầu tiên hình như tình cờ đó, chúng tôi có gặp nhau lại. Marie-Thérèse rất thích thời gian của cô ở bên Pháp. Cũng như tôi, Marie-Thérèse thích thể thao, âm nhạc. Nàng có vẻ đẹp dịu dàng của thiếu nữ miền Nam.
Sau vài câu chuyện, một tình cảm quyến luyến đã nảy sinh giữa chúng tôi".
Vua Bảo Đại trong hồi ký chỉ nói: "Cuối năm, tôi ghé Đà Lạt mấy ngày, Toàn quyền Pasquier cũng có mặt... ", không nói rõ là năm nào.
Dựa vào hai sự kiện mà chúng ta biết rõ được ngày tháng - ngày Vua Bảo Đại trở về nước, 8/9/1932, và ngày diễn ra lễ cưới tại Hoàng cung 20/3/1934, thì "cuối năm" như Vua Bảo Đại nói chỉ có thể là cuối năm 1932 hoặc cuối năm 1933.
Nhưng nếu là cuối năm 1932, Vua Bảo Đại và cô nữ sinh Nguyễn Thị Lan mới về nước được ba tháng, thì quá ngắn để có thể tổ chức một sự kiện với sự có mặt "ngẫu nhiên" của nhiều người như vậy.
Còn nếu cuối năm 1933 cũng không hợp lý vì Toàn quyền Pierre Pasquier đã gởi công văn yêu cầu Đại sứ Pháp tại Vatican can thiệp với Tòa thánh về hôn lễ của Vua Bảo Đại từ giữa tháng 9/1933.
Khi theo dõi các tin tức báo chí thời đó, chuyến kinh lý bắt đầu vào ngày 14/2/1933, từ Huế đi qua các tỉnh, đạo, miền nam Trung Kỳ, Cao nguyên, và kết thúc tại Đà Lạt ngày 22/2/1933, có thể thấy trên các trang báo một thông tin vắn tắt về chương trình của Vua Bảo Đại ngày 22/2: "Hoàng thượng ăn cơm tối tại dinh Đốc lý rồi đi dạ hội tại Langbian Palace".
Chúng tôi cho rằng 22/2/1933 là ngày chính xác mà Vua Bảo Đại lần đầu tiên gặp cô Nguyễn Thị Lan. Vua Bảo Đại đã nhầm lẫn về thời gian khi ghi lại trong hồi ký: "Cuối năm, tôi ghé Đà Lạt mấy ngày..". Thật ra, đó là một ngày cuối tháng 2/1933, kết thúc chuyến kinh lý qua các tỉnh Duyên hải và Cao nguyên.
Sau lần gặp gỡ đó, nhà vua được mấy ngày nghỉ ngơi tại Đà Lạt. Chắc hẳn nhà vua còn có thêm vài dịp gặp lại cô cựu nữ sinh trường Tây.
Ngay lần gặp gỡ đầu tiên, rõ ràng nhà vua đã bị một cú sét ái tình khiến ông nhất quyết vượt mọi trở ngại để tiến tới hôn nhân chỉ sau đó một năm.
"Trẫm cưới vợ cho Trẫm, chứ có cưới vợ cho triều đình đâu?"
Ý định cưới cô Jeanne-Mariette Nguyễn Thị Lan làm vợ của Vua Bảo Đại được sự tán đồng của nhiều người: gia đình Nguyễn Hữu Hào, ông bà cựu Khâm sứ Charles, giới chức Công giáo ở Trung Kỳ, mỗi người có lý do riêng để tán thành. Nhưng không phải mọi việc đều suôn sẻ.
Toàn quyền Pierre Pasquier nhiệt tình nhất về cuộc hôn nhân này và giữ vai trò đầu tàu để thực hiện cho được kế hoạch. Biết trước sẽ có trở ngại từ phía Tòa thánh vì vấn đề tôn giáo nên ông đích thân yêu cầu sự can thiệp của Đại sứ Pháp cạnh Tòa thánh Vatican.
Trong một văn thư dài hơn mười trang đề ngày 13/9/1933, từ Hà Nội gởi Đại sứ François Charles-Roux, Toàn quyền Pasquier trình bày rất chi tiết "một sự kiện chính trị có tầm quan trọng đặc biệt" với phủ Toàn quyền, và việc này đòi hỏi có sự chấp thuận của Tòa thánh.
Đó là cuộc hôn nhân dự định giữa Hoàng đế An Nam và một cô gái thuộc một trong những gia đình Công giáo lâu đời nhất Nam Kỳ. Vì những lý do truyền thống khắt khe của triều đình, Hoàng đế không thể bỏ đạo của mình và không thể công khai bảo đảm rằng con cái sau này sẽ được rửa tội, nuôi dạy theo Công giáo.
Phải được Tòa thánh La Mã cho phép, đặc biệt là điều kiện mà gia đình cô dâu tương lai đưa ra để cuộc hôn nhân có thể tiến hành.
Gia đình đòi hỏi rằng tuy mỗi người có thể giữ tôn giáo của mình nhưng các con sinh ra phải được rửa tội theo giáo luật của Công giáo và được giáo dục theo đức tin tôn giáo; sau cùng, cô dâu Nguyễn Thị Lan phải được tấn phong Hoàng hậu ngay trong lễ Đại hôn.
Những điều này không cản trở ý định nhất quyết lấy Nguyễn Thị Lan làm vợ của Vua Bảo Đại. Nhà vua cũng tự nguyện bãi bỏ tục lệ có nhiều thứ phi, cung phi của các vua trước, sẽ không còn tam cung lục viên, Hoàng hậu tương lai sẽ về ở với Hoàng đế trong điện Kiến Trung.
Trở ngại chính là từ phía Thái hậu Từ Cung và triều đình, đứng đầu là Đại thần Tôn Thất Hân, Chủ tịch Tôn Nhơn phủ và cũng là Phụ chánh Thân thần trong thời gian vua Bảo Đại du học bên Pháp.
Bà Từ Cung và cụ Tôn Thất Hân e ngại rằng cô Nguyễn Thị Lan là người Công giáo và chịu ảnh hưởng của nền giáo dục Tây phương, làm sao có thể đảm trách công việc tế lễ, thờ phụng các tiên vương tại triều đình. Rồi sau này, khi có một thái tử theo Thiên Chúa giáo lên làm vua thì triều đình Huế sẽ đi về đâu?
Trong triều đình, chỉ có Viện trưởng Viện Cơ mật Nguyễn Hữu Bài, người theo Công giáo, ủng hộ ý định của nhà vua, còn lại các thượng thơ có khuynh hướng bảo thủ cùng một số lớn hoàng thân trong Tôn Nhơn phủ đều tỏ ý lo ngại về tương lai của triều đình và việc thờ phụng tông miếu hoàng thất.
Trước tất cả lời can ngăn, Vua Bảo Đại chỉ đáp lại bằng câu: "Trẫm cưới vợ cho Trẫm, chứ có cưới vợ cho cụ Tôn Thất Hân và triều đình đâu?".
Đám cưới vẫn sẽ được tiến hành, và ngày cưới được định vào 20/3/1934.
Ngày 25/5, Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam phối hợp tổ chức sự kiện ra mắt cuốn sách Theo dấu Hoàng hậu Nam Phương và Vua Bảo Đại của hai tác giả Vĩnh Đào và Nguyễn Thị Thanh Thúy tại Hà Nội.
Tác phẩm là kết quả của cuộc hành trình "theo dấu" nhà vua và hoàng hậu cuối cùng của triều Nguyễn tại cả hai nước Việt Nam và Pháp. Đây được coi là cuốn tư liệu lịch sử nhân vật đắt giá, viết về con người, cuộc đời Vua Bảo Đại (1913 - 1997) và Hoàng hậu Nam Phương (1913 - 1963).
Theo dấu Hoàng hậu Nam Phương và Vua Bảo Đại dày 464 trang, gồm 4 phần chính: Thiếu nữ Nam kỳ và Hoàng Thái tử Triều Nguyễn, Hoàng hậu và Hoàng đế Đại Nam, Những ngày bất an, Từ lâu đài Thorenc đến gia trang Chabrignac.
Ngoài ra, tác phẩm còn xuất bản thêm một phần phụ kể Những năm buồn tẻ của cựu hoàng.
Cả 4 phần trong tác phẩm được thể hiện tương ứng 4 giai đoạn chính của cuộc đời Hoàng hậu Nam Phương theo trình tự thời gian.
Đăng thảo luận