Vốn ưu đãi Ngân hàng CSXH về vùng khó ở Phú Yên

Cũng như nhiều hộ dân khác ở thôn Long Thạch (xã Xuân Long), gia đình chị Nguyễn Thị Ngọc Quỳnh phát triển kinh tế từ việc chăn nuôi bò. Cách đây 3 năm, khi giá bò xuống thấp, mặc dù đã đến lúc bán nhưng chị Quỳnh vẫn để bò lại nuôi thêm một thời gian chờ giá lên. Không may lúc này bò mắc bệnh chết, gia đình chị mất vốn.

Để có tiền gầy lại đàn bò mới, chị Quỳnh làm hồ sơ vay từ Ngân hàng CSXH và được giải ngân 60 triệu đồng. Nhờ số vốn này, gia đình chị mới có thể tiếp tục nuôi bò, kiếm thu nhập trang trải cuộc sống. "Ở quê, người dân chủ yếu làm việc ruộng rẫy, thu nhập bấp bênh. Nếu không có vốn của Ngân hàng CSXH, không biết bao giờ chúng tôi mới tích lũy đủ để mua bò"- chị Quỳnh chia sẻ.

Vốn vay ưu đãi Ngân hàng CSXH về tay, nông dân Phú Yên đầu tư nuôi bò, có nhà mới  第1张

Chị Mang Thị Dung (giữa) ở thôn Soi Nga, xã Xuân Lãnh, huyện Đồng Xuân, Phú Yên, chia sẻ niềm vui được vay vốn Ngân hàng CSXH với lãi suất ưu đãi để xây nhà mới. Ảnh: LÊ HẢO

Nguồn vốn tín dụng chính sách trên địa bàn huyện Đồng Xuân thực sự phát huy hiệu quả, góp phần giảm tỉ lệ hộ nghèo từ 44,91% (năm 2014) xuống còn 8,05% (cuối năm 2023). Chất lượng tín dụng chính sách cũng được duy trì ổn định, nợ quá hạn thấp nhất trong toàn tỉnh (0,08%).

Gia đình khó khăn, chị Mang Thị Dung (ở thôn Soi Nga, xã Xuân Lãnh) dù muốn sửa lại nhà để tránh mưa dột, gió lùa mỗi khi mùa mưa đến nhưng chưa có điều kiện. Khi Nhà nước có chủ trương cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đặc biệt khó khăn vay vốn ưu đãi thông qua Ngân hàng CSXH để xây dựng nhà ở, chị Dung bàn với chồng đăng ký vay ngay.

Với 40 triệu đồng tiền vay, cộng với tiền hỗ trợ của Nhà nước và tiền dành dụm lâu nay, gia đình chị Dung đã xây được nhà mới khang trang. Chị Dung cho biết, nếu không được vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng CSXH, chị chưa thể mạnh dạn xây nhà vì kinh tế gia đình chưa ổn định, phụ thuộc vào mấy sào rẫy và công làm thuê là chính.

Theo Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Đồng Xuân, thời gian qua, nguồn vốn cho vay các chương trình tín dụng chính sách đã tác động tích cực đến một bộ phận lớn người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn, nhất là các hộ đồng bào DTTS. Tín dụng chính sách đã giúp thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, cải thiện đời sống sinh hoạt của người dân; đồng thời góp phần xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

"Giai đoạn 2014-2024, huyện Đồng Xuân có 32.520 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn từ Ngân hàng CSXH. Trong đó có 3.827 học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn vay vốn đi học; 2.829 lao động có việc làm; 11.396 công trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn được xây dựng; 415 hộ nghèo và đối tượng chính sách vay vốn xây dựng nhà ở... Đến nay, toàn huyện có 6/10 xã đạt chuẩn nông thôn mới" - ông Nguyễn Ngọc Hưng - Giám đốc Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Đồng Xuân cho hay.

Góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo

Theo ông Nguyễn Ngọc Hưng, để kịp thời chuyển tải nguồn vốn ưu đãi của Nhà nước đến với người dân trên địa bàn, Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Đồng Xuân đã tích cực phối hợp với các Hội đoàn thể nhận ủy thác và chính quyền cơ sở đẩy mạnh tuyên truyền chủ trương, chính sách tín dụng ưu đãi đến tận thôn, xóm. Đơn vị còn tổ chức mạng lưới giao dịch tại các xã, thị trấn, giúp người nghèo và các đối tượng chính sách khác tiếp cận nguồn vốn được thuận lợi.

Bên cạnh đó, Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Đồng Xuân thường xuyên phối hợp rà soát, kịp thời xác nhận đối tượng thụ hưởng chính sách; thực hiện công tác củng cố, nâng cao chất lượng tín dụng; tăng cường kiểm tra giám sát, hướng dẫn người vay sử dụng vốn hiệu quả…

"Phát huy kết quả đạt được, thời gian tới, Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Đồng Xuân sẽ tiếp tục tham mưu cấp ủy, chính quyền các cấp chỉ đạo triển khai thực hiện có hiệu quả Chỉ thị 40-CT/TW và Kết luận 06-KL/TW của Ban Bí thư Trung ương về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội; tham mưu địa phương bổ sung nguồn vốn để cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn. Đơn vị cũng phối hợp với chính quyền địa phương, hội đoàn thể nhận ủy thác kịp thời triển khai cho vay các chương trình tín dụng; làm tốt công tác tuyên truyền; rà soát nhu cầu vay vốn các đối tượng thụ hưởng..." - ông Nguyễn Ngọc Hưng cho biết thêm.

Tham khảo thêm

Hội Nông dân tỉnh Kiên Giang kết nạp 45 hội viên danh dự, có nhiều nhà khoa học, công chức, chủ doanh nghiệp

Vốn vay ưu đãi Ngân hàng CSXH về tay, nông dân Phú Yên đầu tư nuôi bò, có nhà mới  第2张

Công bố 63 Nông dân Việt Nam xuất sắc 2024: Có nông dân "sở hữu" 50ha đất, có người đạt doanh thu 95 tỷ đồng

Vốn vay ưu đãi Ngân hàng CSXH về tay, nông dân Phú Yên đầu tư nuôi bò, có nhà mới  第3张

Nông dân Việt Nam xuất sắc 2024 đến từ Ninh Bình chỉ làm ruộng mà lãi 1,5 tỷ/năm

Vốn vay ưu đãi Ngân hàng CSXH về tay, nông dân Phú Yên đầu tư nuôi bò, có nhà mới  第4张