Ông Nguyễn Nguyên tiếp tục giữ chức Cục trưởng Cục Xuất bản
(Dân trí) - Bộ Thông tin và Truyền thông vừa quyết định bổ nhiệm lại có thời hạn ông Nguyễn Nguyên giữ chức Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành.
Ngày 1/7, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) vừa công bố các quyết định bổ nhiệm 3 Cục trưởng, đồng thời điều động, bổ nhiệm một số cán bộ khác.
Quyết định số 1068/QĐ-BTTTT ngày 28/6/2024 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông bổ nhiệm lại có thời hạn ông Nguyễn Nguyên giữ chức Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành. Ông Nguyễn Nguyên đảm nhận vị trí này từ năm 2019.
Ông Nguyễn Nguyên sinh năm 1975, là người có kinh nghiệm trong lĩnh vực xuất bản. Ông là thạc sĩ Luật học, cử nhân Ngôn ngữ học, cử nhân Báo chí.
Năm 2012, ông Nguyễn Nguyên được bổ nhiệm chức vụ Phó Vụ trưởng Vụ Báo chí - Xuất bản (Ban Tuyên giáo Trung ương); từ năm 2017 ông được bầu là Phó chủ tịch Hội Xuất bản Việt Nam.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng (phải) trao quyết định cho Cục trưởng Cục Xuất bản Nguyễn Nguyên (Ảnh: Bộ TT&TT).
Tại buổi lễ công bố và trao quyết định cán bộ, Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành cho biết 5 trọng tâm giai đoạn 2024-2029.
Thứ nhất, hoàn thiện thể chế, tạo không gian phát triển mới cho hoạt động xuất bản; mở rộng thành phần và đối tượng tham gia vào hoạt động xuất bản, trong đó doanh nghiệp công nghệ số đóng vai trò ngày một lớn hơn trong toàn bộ quy trình hoạt động xuất bản.
Để giải quyết vấn đề này, trong quá trình đề xuất sửa đổi Luật Xuất bản, Cục sẽ đề xuất các vấn đề mới với trọng tâm là thể chế số và đổi mới mô hình nhà xuất bản.
Thứ 2, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý thúc đẩy sự phát triển của ngành với các mục tiêu: Tăng về số bản sách trên người/năm; đa dạng hóa nội dung, đa hình tướng về thể loại và cách thể hiện; tạo ra nhiều xuất bản phẩm có giá trị đóng góp vào sự phát triển chung của xã hội, tăng doanh thu và lợi nhuận cho các đơn vị làm xuất bản.
Cục trưởng Nguyễn Nguyên nêu một số giải pháp: (1) Đổi mới sáng tạo để tạo ra các sản phẩm phù hợp, chú trọng các thể loại sách ngắn, sách tinh gọn, sách nói... bên cạnh những sản phẩm truyền thống để gia tăng giá trị sản phẩm.
(2) Đổi mới mô hình kinh doanh và mô hình hợp tác, lấy nền tảng số là trung tâm, nền tảng thương mại điện tử là chủ đạo trong qua đó mở rộng thị trường, đưa sách đến gần hơn với bạn đọc;
(3) Đổi mới mô hình liên kết, trong đó tập trung vào mối liên kết giữa người làm sách với các doanh nghiệp công nghệ, nền tảng thanh toán không dùng tiền mặt để mở rộng không gian phát triển cho các doanh nghiệp phát hành xuất bản phẩm;
(4) Đổi mới mô hình tổ chức nhà xuất bản, phát triển các mô hình tổ hợp (tập đoàn) xuất bản, nhà xuất bản trọng điểm, nhà xuất bản số.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng và các Thứ trưởng chụp ảnh lưu niệm với các cán bộ được bổ nhiệm (Ảnh: Bộ TT&TT).
Thứ 3, đẩy mạnh chuyển đổi số tập trung vào 4 trọng tâm: (1) Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu số phục vụ công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành và phát triển hoạt động xuất bản; (2) Ứng dụng công nghệ AI và các công nghệ thông tin hiện đại trong quy trình xuất bản;
(3) Gia tăng số lượng các nhà xuất bản điện tử hướng đến có nhà xuất bản số chuyên nghiệp hoạt động trên không gian mạng; (4) Phát triển xuất bản điện tử với nhiều xuất bản phẩm số hiện đại đa hình tướng.
Thứ 4, đẩy mạnh truyền thông quảng bá, phát triển văn hóa đọc, phát triển mở rộng thị trường sách tập trung vào hai mũi nhọn: tận dụng sức mạnh truyền thông trong nước của các cơ quan báo chí điện tử chủ lực; nâng cao hiệu quả công tác tổ chức các sự kiện quảng bá sách và văn hóa đọc và tham gia có hiệu quả các sự kiện Sách và truyền thông văn hóa đọc quốc tế.
Thứ 5, đổi mới tư duy, hiện đại hóa, triển khai quản lý Cục hiệu quả, triển khai hai dự án quan trọng về nâng cấp hạ tầng công nghệ và trụ sở Cục.
Đăng thảo luận
2024-09-29 19:25:28 · 来自106.84.148.225回复
2024-09-29 19:35:25 · 来自210.33.79.214回复
2024-09-29 19:45:18 · 来自171.10.31.131回复
2024-09-29 19:55:36 · 来自171.8.207.29回复