Ngày 6 tháng 12 năm 2003, khu hàng không dân dụng của Cảng hàng không Pleiku mới chính thức đi vào hoạt động góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả phục vụ hành khách. Đến năm 2014, Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) đã tổ chức khởi công dự án cải tạo, nâng cấp đồng bộ công suất Cảng hàng không Pleiku mà trọng tâm là 2 dự án: Dự án “Kéo dài, nâng cấp đường cất hạ cánh, đường lăn và sân đậu máy bay” và dự án “Cải tạo, mở rộng nhà ga hành khách” Cảng hàng không Pleiku. Dự án có tổng vốn đầu tư khoảng 1.050 tỷ đồng, chủ yếu từ nguồn vốn Quỹ đầu tư phát triển của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam.
Nhà ga hành khách - Cảng hàng không Pleiku sau khi cải tạo, mở rộng có tổng diện tích sử dụng 3.537 m2 với 2 tầng, 3 cửa ra tàu bay, đáp ứng 300 hành khách/giờ cao điểm, có khả năng phục vụ 600.000 lượt hành khách/năm. Nhà ga hành khách được trang bị đầy đủ hệ thống kỹ thuật hàng không chuyên dụng hiện đại, tiên tiến với nhiều tiện ích phục vụ hành khách, như: 10 quầy thủ tục hàng không, hệ thống cân điện tử, 27 màn hình hiển thị thông tin chuyến bay; hệ thống cổng từ, máy soi chiếu kiểm tra an ninh, máy soi chiếu kiểm tra hành lý, máy ngửi chất nổ, bộ vi vết thử chất nổ; hệ thống camera an ninh giám sát; hệ thống báo cháy, PCCC tự động, hệ thống chống sét…
Tại Cảng hàng không Pleiku có bốn Hãng hàng không khai thác với năm đường bay khác nhau, nhưng vì nhiều lý do, hiện Cảng hàng không Pleiku còn 2 hãng hàng không Vietnam Airlines, Vietjet Air, khai thác các đường bay nối Pleiku đi/đến Hà Nội, TP Hồ Chí Minh. Để đáp ứng nhu cầu cũng như đảm bảo an ninh, Cảng luôn chú trọng các loại hình dịch vụ hàng không (nhà ga hành khách, khu bay, bảo đảm an ninh hàng không, phục vụ kỹ thuật thương mại mặt đất). Cùng với đó, quan tâm lựa chọn, đầu tư các loại hình dịch vụ phi hàng không, như: Dịch vụ cho thuê mặt bằng kinh doanh (dịch vụ ăn uống có Công ty CP Sóng Việt, Cherry Blossom; quà lưu niệm có Công ty CP Sóng Việt), cho thuê mặt bằng/vị trí quảng cáo tại nhà ga (bảng quảng cáo, màn hình quảng cáo), thu phí đậu/đỗ phương tiện (ô tô, xe máy), khai thác nhượng quyền taxi (Hãng taxi Mai Linh và Suntaxi).
Cảng hàng không Pleiku luôn đáp ứng nhu cầu vận chuyển hành khách, hàng hóa, đặc biệt trong năm 2022, lượng hành khách lên tới hơn 1 triệu lượt/khách; năm 2023, lượng vận chuyển hàng hóa, hành lý, bưu kiện đạt hơn 5.300 tấn/năm. Tuy vậy, sản lượng nêu trên vượt quá công suất phục vụ nhà ga và phục vụ hàng hóa. Trên cơ sở đó, Cảng hàng không Pleiku đã được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt quy hoạch thời kỳ 2021-2030, cấp sân bay 4C (theo mã tiêu chuẩn của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế - ICAO) và sân bay quân sự cấp II, công suất khoảng 4,0 triệu hành khách/năm và 4.500 tấn hàng hóa/năm. Loại tàu bay khai thác là code C như A320/A321 và tương đương. Tầm nhìn đến năm 2050, cấp sân bay 4C và sân bay quân sự cấp II; công suất khoảng 5,0 triệu hành khách/năm và 12.000 tấn hàng hóa/năm; loại tàu bay khai thác là code C như A320/A321 và tương đương.
Đội ngũ nhân viên Cảng hàng không Pleiku chuyên nghiệp, khả áiVề hệ thống đường cất hạ cánh, thời kỳ 2021-2030 sẽ kéo dài đường cất hạ cánh hiện hữu về phía Đông (đầu 27) thêm khoảng 600m lên thành 3.000m x 45m, kích thước lề vật liệu theo quy định. Tầm nhìn đến năm 2050 sẽ giữ nguyên cấu hình đường cất hạ cánh đã được quy hoạch thời kỳ 2021-2030. Đối với sân đỗ tàu bay, thời kỳ 2021-2030, Quy hoạch sân đỗ tàu bay phía Bắc đường cất hạ cánh, đồng bộ với khu hàng không dân dụng mới đáp ứng khoảng 14 vị trí đỗ. Tầm nhìn đến năm 2050, quy hoạch mở rộng đáp ứng khoảng 18 vị trí đỗ, có dự trữ để mở rộng khi có nhu cầu.
Xem nhiềuKinh tế
Giá vàng thế giới bứt tốc tăng cao kỷ lục
Kinh tế
Giá vàng nhẫn tăng cao nhất lịch sử
Kinh tế
Thương lái Trung Quốc 'quay xe', giá cau ở Quảng Ngãi lao dốc
Kinh tế
Đề xuất nghỉ 4 ngày Quốc khánh năm 2025, dịp 30/4 nghỉ 5 ngày
Kinh tế
Đăng thảo luận