(Dân trí) - Trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng, cả Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris và cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đều tìm cách gây ấn tượng với cử tri bằng những chính sách khác nhau để kích thích nền kinh tế.

Điểm nóng trong chính sách kinh tế của ông Trump và bà Harris  第1张

Thuế cho "nhà giàu"

Kinh tế luôn là vấn đề chi phối trong các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ. Trong một cuộc khảo sát của AP tháng trước, 45% người được hỏi cho rằng ông Donald Trump sẽ điều hành kinh tế tốt hơn. Tỷ lệ này với bà Harris là 38%.

Các chuyên ra cho rằng người chiến thắng trong cuộc bầu cử tháng 11 này sẽ có tác động lớn đến luật thuế của Mỹ năm tới, khi phần lớn chính sách giảm thuế mà cựu tổng thống Mỹ ký duyệt năm 2017 sẽ hết hiệu lực đầu năm sau. Không chỉ thuế, cách tiếp cận của ông Donald Trump và Harris trong nhiều chính sách kinh tế cũng rất khác nhau.

Ông Donald Trump cho rằng, việc giảm thuế cho doanh nghiệp và người giàu là cách để thúc đẩy đầu tư và tăng trưởng kinh tế, với kỳ vọng mức tăng trưởng trung bình hàng năm vượt 3%. Tuy nhiên, kết quả thực tế không đạt được mục tiêu này. Dù vậy, theo số liệu từ Cục Thống kê dân số Mỹ, trong giai đoạn 2018-2019, thu nhập bình quân của các hộ gia đình tại Mỹ đã tăng thêm 5.220 USD, lên 78.250 USD.

"Chính sách của ông Trump được thiết kế để nâng mức lương cho tầng lớp trung lưu, đưa sản xuất trở lại nước Mỹ", ông Joseph LaVorgna, chuyên gia kinh tế từng làm việc tại Nhà Trắng thời Trump, giải thích trên AP.

Điểm nóng trong chính sách kinh tế của ông Trump và bà Harris  第2张

Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (Ảnh: Reuters).

Ngược lại, bà Harris muốn hỗ trợ tầng lớp trung lưu mua nhà, người lao động nuôi con và giảm thuế cho doanh nghiệp nhỏ. Bà muốn giải quyết vấn đề giá cả khi nền kinh tế lớn nhất thế giới đang hồi phục sau thời kỳ lạm phát cao.

Với chính sách của bà Harris, người mua nhà lần đầu có thể nhận 25.000 USD hỗ trợ tiền trả trước. 3 triệu căn nhà sẽ xây mới trong 4 năm và người lao động mới sinh con được giảm 6.000 USD tiền thuế. Bà Harris tin rằng, chính sách thuế công bằng và hỗ trợ các nhóm yếu thế sẽ giúp nền kinh tế phát triển bền vững hơn.

"Khi người lao động và tầng lớp trung lưu Mỹ có cơ hội kiếm nhiều tiền hơn, lập doanh nghiệp, mua nhà và cải thiện tài chính cá nhân, nền kinh tế sẽ được củng cố, phát triển", ông Brian Nelson, cố vấn của bà Harris, chia sẻ với báo chí.

Thuế đối với hàng hóa nhập khẩu

Ngoài ra, chính sách kinh tế của ông Trump còn tập trung vào việc giảm thuế nội địa nhưng lại đề xuất tăng thuế nhập khẩu để tạo thêm việc làm trong nước. Ông đề xuất mức thuế nhập khẩu chung là 10% cho tất cả các sản phẩm và tại một sự kiện ở North Carolina gần đây, ông gợi ý có thể tăng lên 20%. Riêng đối với hàng hóa từ Trung Quốc, ông Trump muốn áp mức thuế từ 60% đến 100%.

Đảng Cộng hòa khẳng định chính sách thuế nhập khẩu của ông Trump sẽ không làm tăng lạm phát. Mục tiêu chính của sắc thuế này là khiến hàng nhập khẩu đắt đỏ hơn, từ đó thúc đẩy sản xuất trong nước.

Giới phân tích cho rằng nếu mục tiêu của cựu tổng thống là đưa việc làm về lại Mỹ, thuế này sẽ được áp dụng dần dần. Nhưng nếu họ muốn tăng ngân sách, thuế có thể được áp ngay lập tức.

Ngược lại, chiến dịch của Harris cho rằng, việc tăng thuế nhập khẩu sẽ gây thiệt hại cho tầng lớp trung lưu. Bà cảnh báo rằng nếu thuế suất chung lên đến 20%, mỗi hộ gia đình Mỹ sẽ phải chi thêm 4.000 USD mỗi năm.

Bà Harris lo ngại thuế nhập khẩu cao sẽ làm tăng giá hàng hóa tiêu dùng, đặc biệt là các sản phẩm thiết yếu, khiến người dân, đặc biệt là các hộ trung lưu và thu nhập thấp phải đối mặt với chi phí sinh hoạt cao hơn, trong khi nền kinh tế còn nhiều thách thức.

Khối nợ khổng lồ của Mỹ

Về ngân sách, ông Trump muốn gia hạn chính sách giảm thuế thu nhập cá nhân mà ông ký duyệt năm 2017. Ông cũng đề xuất hạ thuế thu nhập doanh nghiệp từ 21% hiện tại xuống 15%.

Các chính sách này có thể khiến ngân sách Mỹ hao hụt 6.000 tỷ USD hoặc hơn. Văn phòng Ngân sách Quốc hội Mỹ dự đoán rằng, ngay cả khi không gia hạn giảm thuế, Mỹ vẫn có thể đối mặt với thâm hụt 22.000 tỷ USD trong thập kỷ tới.

Các chuyên gia cho rằng tăng trưởng của nền kinh tế khó bù đắp lại mức thâm hụt này. Ủy ban Ngân sách liên bang Mỹ (CRFB) tính toán rằng chính sách giảm thuế của ông Trump sẽ ít tác động đến tăng trưởng tổng thể trong 10 năm vì khối nợ tăng lên.

Điểm nóng trong chính sách kinh tế của ông Trump và bà Harris  第2张

Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris (Ảnh: Reuters).

Ngược lại, bà Harris tỏ ra thận trọng hơn về thâm hụt. Tổ chức nghiên cứu Penn Wharton Budget Model ước tính các chính sách của bà sẽ khiến Mỹ chi thêm 2.300 tỷ USD. Đề xuất tăng thuế với doanh nghiệp lên 28% giúp ngân sách có thêm 1.100 tỷ USD tiền thuế.

Công ty nghiên cứu kinh tế Penn Wharton Budget Model cho rằng đến năm 2034, kế hoạch của Harris sẽ làm tổn hại đến tăng trưởng nhiều hơn so với Trump. Các chuyên gia cho rằng cả bà Harris và ông Trump sẽ khiến khối nợ của quốc gia tăng nhanh hơn so với hiện tại.

Ngoài ra, theo kế hoạch áp thuế của Trump, những người trong nhóm 0,1% giàu nhất nước này sẽ có thu nhập sau thuế tăng gần 377.000 USD. Còn nhóm 20% nghèo nhất chỉ nhận thêm 320 USD. Còn chính sách của bà Harris làm giảm thu nhập trung bình của nhóm 0,1% giàu nhất khoảng 167.000 USD. Ngược lại, nhóm 20% nghèo nhất sẽ được nhận thêm 2.355 USD.

Tiền hoa hồng và an sinh xã hội

Cựu Tổng thống Donald Trump đề xuất không đánh thuế tiền hoa hồng hoặc trợ cấp cho người lao động. Bà Harris cũng ủng hộ ý tưởng không áp thuế với tiền hoa hồng.

Tuy nhiên, ông Ernie Tedeschi, nhà kinh tế học tại Trung tâm nghiên cứu chính sách Yale Budget Lab, lại cho rằng việc không đánh thuế tiền hoa hồng không mang lại nhiều lợi ích kinh tế. Chỉ 2,5% người lao động nhận được khoản này. Nhiều người thậm chí không kiếm đủ tiền nộp thuế.

Ông Trump cũng muốn dừng thu thuế từ tiền phúc lợi an sinh xã hội. Tuy nhiên, đây cũng là một khoản thu cho chương trình trợ cấp. Nếu không có nguồn thu này các khoản trợ cấp sẽ khó được thanh toán đầy đủ, theo nghiên cứu của tổ chức nghiên cứu Center for American Progress.

Điểm nóng trong chính sách kinh tế của ông Trump và bà Harris  第2张

Kế hoạch kinh tế của ông Donald Trump và bà Kamala Harris sẽ đẩy nhanh tốc độ nợ của nền kinh tế Mỹ (Ảnh: NPR).

Ông Burns McKinney, giám đốc công ty đầu tư NFJ Investment Group, nói rằng các đề xuất của ông Trump có thể khiến thâm hụt ngân sách tăng cao. Nâng thuế nhập khẩu cũng sẽ buộc doanh nghiệp Mỹ chuyển chi phí xuống người tiêu dùng, thông qua tăng giá sản phẩm. Cả 2 điều này có thể kéo lạm phát lên cao và đây vẫn đang là mối quan tâm hàng đầu của phố Wall.

Tuy nhiên, các chính sách của Harris cũng có thể gây lạm phát. Đề xuất của bà tập trung vào việc giảm chi phí nhà ở, thực phẩm, chăm sóc trẻ em, chủ yếu thông qua giảm thuế với tầng lớp trung lưu và thu nhập thấp. Dù vậy, khi người dân có nhiều tiền hơn để chi tiêu, nhu cầu hàng hóa và dịch vụ cũng sẽ lên cao, từ đó kéo giá cả tăng theo.

Việc bà Harris tăng thuế thu nhập doanh nghiệp lên 28% từ mức hiện tại là 21% cũng là sự đảo ngược so với chính sách cắt giảm thời Trump. Một số nhà đầu tư đã chỉ trích đề xuất này với lý do nó có thể làm suy yếu các công ty Mỹ và giảm tốc nền kinh tế.

Ở chiều ngược lại, việc ông Trump cam kết tăng thuế nhập khẩu với hàng hóa Trung Quốc và các nước khác cũng có thể gây ra một cuộc chiến thương mại toàn cầu. Việc này sẽ tạo ra bất ổn, điều mà các nhà đầu tư không mong muốn.

Ngoài chính sách thương mại, nhà đầu tư cũng lo ngại về phong cách quản lý nếu ông Trump trở lại Nhà Trắng. Ông Trump từng công khai chỉ trích các công ty biểu tượng của Mỹ như Harley-Davidson, Delta, Nike...

Sự độc lập của Fed

Trao đổi với hãng tin CNN, ông Joe Brusuelas, nhà kinh tế trưởng của công ty tư vấn tài chính RSM US, nhận định rằng kế hoạch kinh tế của cả ông Trump và bà Harris đều có khả năng làm tăng thâm hụt ngân sách liên bang và tăng nhu cầu trong nền kinh tế, bao gồm thông qua tăng chi tiêu chính phủ và khiến thị trường lao động thắt chặt hơn.

Cùng quan điểm, ông Marc Goldwein, Phó Chủ tịch cấp cao của CRFB, cho rằng cả 2 ứng cử viên đều đưa ra đề xuất chính sách kinh tế có khả năng gây thâm hụt ngân sách.

"Thâm hụt tăng trong ngắn hạn đồng nghĩa áp lực lạm phát lớn hơn, dẫn tới người dân sẽ chứng kiến giá cả tăng ở cửa hàng thực phẩm, trạm bơm xăng, trong nhà của họ, hoặc đồng nghĩa Cục Dự trữ Liên bang (Fed) phải cắt giảm lãi suất chậm hơn", ông giải thích.

Một vấn đề quan trọng khác cũng được phố Wall quan tâm là thái độ của người đó với sự độc lập của Fed. Cơ quan này hoạt động độc lập với các chính trị gia, đưa ra các quyết định có ảnh hưởng lớn đến hướng đi của kinh tế Mỹ và các thị trường toàn cầu.

Sự độc lập của Fed giúp USD giữ vị trí là tiền tệ dự trữ của thế giới. Từ đó, chính phủ Mỹ có khả năng đi vay mạnh tay bằng cách phát hành trái phiếu với lãi suất thấp.

Điểm nóng trong chính sách kinh tế của ông Trump và bà Harris  第2张

Chủ tịch Fed Jerome Powell trong cuộc họp báo hôm 31/7 (Ảnh: Reuters).

Đầu tháng này, ông Trump cho biết: "Tôi cảm thấy ít nhất thì tổng thống cũng nên có tiếng nói. Với trường hợp của mình, tôi rất thành công, kiếm được nhiều tiền nên trong nhiều hoàn cảnh sẽ có trực giác tốt hơn quan chức hoặc Chủ tịch Fed". Trong khi đó, bà Harris khẳng định sẽ không tác động đến cơ quan này.

Mối quan hệ của Harris với các ông trùm Phố Wall cũng có thời điểm căng thẳng. Dù vậy, Harris cũng đã gây dựng mối quan hệ với nhiều doanh nhân, và dự kiến xin lời khuyên của các nhân vật này về chính sách kinh tế. 

Nguồn tin của CNN cho biết bà Harris gần đây còn mời ông Jamie Dimon, CEO của "đế chế" tài chính JPMorgan Chase ăn trưa tại Nhà Trắng. Dù vậy, người phát ngôn của Dimon cho biết ông sẽ không bao giờ ủng hộ một ứng cử viên cụ thể nào.

Kinh doanh

Điểm nóng trong chính sách kinh tế của ông Trump và bà Harris

(Dân trí) - Trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng, cả Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris và cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đều tìm cách gây ấn tượng với cử tri bằng những chính sách khác nhau để kích thích nền kinh tế.

Điểm nóng trong chính sách kinh tế của ông Trump và bà Harris  第1张

Thuế cho "nhà giàu"

Kinh tế luôn là vấn đề chi phối trong các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ. Trong một cuộc khảo sát của AP tháng trước, 45% người được hỏi cho rằng ông Donald Trump sẽ điều hành kinh tế tốt hơn. Tỷ lệ này với bà Harris là 38%.

Các chuyên ra cho rằng người chiến thắng trong cuộc bầu cử tháng 11 này sẽ có tác động lớn đến luật thuế của Mỹ năm tới, khi phần lớn chính sách giảm thuế mà cựu tổng thống Mỹ ký duyệt năm 2017 sẽ hết hiệu lực đầu năm sau. Không chỉ thuế, cách tiếp cận của ông Donald Trump và Harris trong nhiều chính sách kinh tế cũng rất khác nhau.

Ông Donald Trump cho rằng, việc giảm thuế cho doanh nghiệp và người giàu là cách để thúc đẩy đầu tư và tăng trưởng kinh tế, với kỳ vọng mức tăng trưởng trung bình hàng năm vượt 3%. Tuy nhiên, kết quả thực tế không đạt được mục tiêu này. Dù vậy, theo số liệu từ Cục Thống kê dân số Mỹ, trong giai đoạn 2018-2019, thu nhập bình quân của các hộ gia đình tại Mỹ đã tăng thêm 5.220 USD, lên 78.250 USD.

"Chính sách của ông Trump được thiết kế để nâng mức lương cho tầng lớp trung lưu, đưa sản xuất trở lại nước Mỹ", ông Joseph LaVorgna, chuyên gia kinh tế từng làm việc tại Nhà Trắng thời Trump, giải thích trên AP.

Điểm nóng trong chính sách kinh tế của ông Trump và bà Harris  第7张

Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (Ảnh: Reuters).

Ngược lại, bà Harris muốn hỗ trợ tầng lớp trung lưu mua nhà, người lao động nuôi con và giảm thuế cho doanh nghiệp nhỏ. Bà muốn giải quyết vấn đề giá cả khi nền kinh tế lớn nhất thế giới đang hồi phục sau thời kỳ lạm phát cao.

Với chính sách của bà Harris, người mua nhà lần đầu có thể nhận 25.000 USD hỗ trợ tiền trả trước. 3 triệu căn nhà sẽ xây mới trong 4 năm và người lao động mới sinh con được giảm 6.000 USD tiền thuế. Bà Harris tin rằng, chính sách thuế công bằng và hỗ trợ các nhóm yếu thế sẽ giúp nền kinh tế phát triển bền vững hơn.

"Khi người lao động và tầng lớp trung lưu Mỹ có cơ hội kiếm nhiều tiền hơn, lập doanh nghiệp, mua nhà và cải thiện tài chính cá nhân, nền kinh tế sẽ được củng cố, phát triển", ông Brian Nelson, cố vấn của bà Harris, chia sẻ với báo chí.

Thuế đối với hàng hóa nhập khẩu

Ngoài ra, chính sách kinh tế của ông Trump còn tập trung vào việc giảm thuế nội địa nhưng lại đề xuất tăng thuế nhập khẩu để tạo thêm việc làm trong nước. Ông đề xuất mức thuế nhập khẩu chung là 10% cho tất cả các sản phẩm và tại một sự kiện ở North Carolina gần đây, ông gợi ý có thể tăng lên 20%. Riêng đối với hàng hóa từ Trung Quốc, ông Trump muốn áp mức thuế từ 60% đến 100%.

Đảng Cộng hòa khẳng định chính sách thuế nhập khẩu của ông Trump sẽ không làm tăng lạm phát. Mục tiêu chính của sắc thuế này là khiến hàng nhập khẩu đắt đỏ hơn, từ đó thúc đẩy sản xuất trong nước.

Giới phân tích cho rằng nếu mục tiêu của cựu tổng thống là đưa việc làm về lại Mỹ, thuế này sẽ được áp dụng dần dần. Nhưng nếu họ muốn tăng ngân sách, thuế có thể được áp ngay lập tức.

Ngược lại, chiến dịch của Harris cho rằng, việc tăng thuế nhập khẩu sẽ gây thiệt hại cho tầng lớp trung lưu. Bà cảnh báo rằng nếu thuế suất chung lên đến 20%, mỗi hộ gia đình Mỹ sẽ phải chi thêm 4.000 USD mỗi năm.

Bà Harris lo ngại thuế nhập khẩu cao sẽ làm tăng giá hàng hóa tiêu dùng, đặc biệt là các sản phẩm thiết yếu, khiến người dân, đặc biệt là các hộ trung lưu và thu nhập thấp phải đối mặt với chi phí sinh hoạt cao hơn, trong khi nền kinh tế còn nhiều thách thức.

Khối nợ khổng lồ của Mỹ

Về ngân sách, ông Trump muốn gia hạn chính sách giảm thuế thu nhập cá nhân mà ông ký duyệt năm 2017. Ông cũng đề xuất hạ thuế thu nhập doanh nghiệp từ 21% hiện tại xuống 15%.

Các chính sách này có thể khiến ngân sách Mỹ hao hụt 6.000 tỷ USD hoặc hơn. Văn phòng Ngân sách Quốc hội Mỹ dự đoán rằng, ngay cả khi không gia hạn giảm thuế, Mỹ vẫn có thể đối mặt với thâm hụt 22.000 tỷ USD trong thập kỷ tới.

Các chuyên gia cho rằng tăng trưởng của nền kinh tế khó bù đắp lại mức thâm hụt này. Ủy ban Ngân sách liên bang Mỹ (CRFB) tính toán rằng chính sách giảm thuế của ông Trump sẽ ít tác động đến tăng trưởng tổng thể trong 10 năm vì khối nợ tăng lên.

Điểm nóng trong chính sách kinh tế của ông Trump và bà Harris  第8张

Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris (Ảnh: Reuters).

Ngược lại, bà Harris tỏ ra thận trọng hơn về thâm hụt. Tổ chức nghiên cứu Penn Wharton Budget Model ước tính các chính sách của bà sẽ khiến Mỹ chi thêm 2.300 tỷ USD. Đề xuất tăng thuế với doanh nghiệp lên 28% giúp ngân sách có thêm 1.100 tỷ USD tiền thuế.

Công ty nghiên cứu kinh tế Penn Wharton Budget Model cho rằng đến năm 2034, kế hoạch của Harris sẽ làm tổn hại đến tăng trưởng nhiều hơn so với Trump. Các chuyên gia cho rằng cả bà Harris và ông Trump sẽ khiến khối nợ của quốc gia tăng nhanh hơn so với hiện tại.

Ngoài ra, theo kế hoạch áp thuế của Trump, những người trong nhóm 0,1% giàu nhất nước này sẽ có thu nhập sau thuế tăng gần 377.000 USD. Còn nhóm 20% nghèo nhất chỉ nhận thêm 320 USD. Còn chính sách của bà Harris làm giảm thu nhập trung bình của nhóm 0,1% giàu nhất khoảng 167.000 USD. Ngược lại, nhóm 20% nghèo nhất sẽ được nhận thêm 2.355 USD.

Tiền hoa hồng và an sinh xã hội

Cựu Tổng thống Donald Trump đề xuất không đánh thuế tiền hoa hồng hoặc trợ cấp cho người lao động. Bà Harris cũng ủng hộ ý tưởng không áp thuế với tiền hoa hồng.

Tuy nhiên, ông Ernie Tedeschi, nhà kinh tế học tại Trung tâm nghiên cứu chính sách Yale Budget Lab, lại cho rằng việc không đánh thuế tiền hoa hồng không mang lại nhiều lợi ích kinh tế. Chỉ 2,5% người lao động nhận được khoản này. Nhiều người thậm chí không kiếm đủ tiền nộp thuế.

Ông Trump cũng muốn dừng thu thuế từ tiền phúc lợi an sinh xã hội. Tuy nhiên, đây cũng là một khoản thu cho chương trình trợ cấp. Nếu không có nguồn thu này các khoản trợ cấp sẽ khó được thanh toán đầy đủ, theo nghiên cứu của tổ chức nghiên cứu Center for American Progress.

Điểm nóng trong chính sách kinh tế của ông Trump và bà Harris  第9张

Kế hoạch kinh tế của ông Donald Trump và bà Kamala Harris sẽ đẩy nhanh tốc độ nợ của nền kinh tế Mỹ (Ảnh: NPR).

Ông Burns McKinney, giám đốc công ty đầu tư NFJ Investment Group, nói rằng các đề xuất của ông Trump có thể khiến thâm hụt ngân sách tăng cao. Nâng thuế nhập khẩu cũng sẽ buộc doanh nghiệp Mỹ chuyển chi phí xuống người tiêu dùng, thông qua tăng giá sản phẩm. Cả 2 điều này có thể kéo lạm phát lên cao và đây vẫn đang là mối quan tâm hàng đầu của phố Wall.

Tuy nhiên, các chính sách của Harris cũng có thể gây lạm phát. Đề xuất của bà tập trung vào việc giảm chi phí nhà ở, thực phẩm, chăm sóc trẻ em, chủ yếu thông qua giảm thuế với tầng lớp trung lưu và thu nhập thấp. Dù vậy, khi người dân có nhiều tiền hơn để chi tiêu, nhu cầu hàng hóa và dịch vụ cũng sẽ lên cao, từ đó kéo giá cả tăng theo.

Việc bà Harris tăng thuế thu nhập doanh nghiệp lên 28% từ mức hiện tại là 21% cũng là sự đảo ngược so với chính sách cắt giảm thời Trump. Một số nhà đầu tư đã chỉ trích đề xuất này với lý do nó có thể làm suy yếu các công ty Mỹ và giảm tốc nền kinh tế.

Ở chiều ngược lại, việc ông Trump cam kết tăng thuế nhập khẩu với hàng hóa Trung Quốc và các nước khác cũng có thể gây ra một cuộc chiến thương mại toàn cầu. Việc này sẽ tạo ra bất ổn, điều mà các nhà đầu tư không mong muốn.

Ngoài chính sách thương mại, nhà đầu tư cũng lo ngại về phong cách quản lý nếu ông Trump trở lại Nhà Trắng. Ông Trump từng công khai chỉ trích các công ty biểu tượng của Mỹ như Harley-Davidson, Delta, Nike...

Sự độc lập của Fed

Trao đổi với hãng tin CNN, ông Joe Brusuelas, nhà kinh tế trưởng của công ty tư vấn tài chính RSM US, nhận định rằng kế hoạch kinh tế của cả ông Trump và bà Harris đều có khả năng làm tăng thâm hụt ngân sách liên bang và tăng nhu cầu trong nền kinh tế, bao gồm thông qua tăng chi tiêu chính phủ và khiến thị trường lao động thắt chặt hơn.

Cùng quan điểm, ông Marc Goldwein, Phó Chủ tịch cấp cao của CRFB, cho rằng cả 2 ứng cử viên đều đưa ra đề xuất chính sách kinh tế có khả năng gây thâm hụt ngân sách.

"Thâm hụt tăng trong ngắn hạn đồng nghĩa áp lực lạm phát lớn hơn, dẫn tới người dân sẽ chứng kiến giá cả tăng ở cửa hàng thực phẩm, trạm bơm xăng, trong nhà của họ, hoặc đồng nghĩa Cục Dự trữ Liên bang (Fed) phải cắt giảm lãi suất chậm hơn", ông giải thích.

Một vấn đề quan trọng khác cũng được phố Wall quan tâm là thái độ của người đó với sự độc lập của Fed. Cơ quan này hoạt động độc lập với các chính trị gia, đưa ra các quyết định có ảnh hưởng lớn đến hướng đi của kinh tế Mỹ và các thị trường toàn cầu.

Sự độc lập của Fed giúp USD giữ vị trí là tiền tệ dự trữ của thế giới. Từ đó, chính phủ Mỹ có khả năng đi vay mạnh tay bằng cách phát hành trái phiếu với lãi suất thấp.

Điểm nóng trong chính sách kinh tế của ông Trump và bà Harris  第10张

Chủ tịch Fed Jerome Powell trong cuộc họp báo hôm 31/7 (Ảnh: Reuters).

Đầu tháng này, ông Trump cho biết: "Tôi cảm thấy ít nhất thì tổng thống cũng nên có tiếng nói. Với trường hợp của mình, tôi rất thành công, kiếm được nhiều tiền nên trong nhiều hoàn cảnh sẽ có trực giác tốt hơn quan chức hoặc Chủ tịch Fed". Trong khi đó, bà Harris khẳng định sẽ không tác động đến cơ quan này.

Mối quan hệ của Harris với các ông trùm Phố Wall cũng có thời điểm căng thẳng. Dù vậy, Harris cũng đã gây dựng mối quan hệ với nhiều doanh nhân, và dự kiến xin lời khuyên của các nhân vật này về chính sách kinh tế. 

Nguồn tin của CNN cho biết bà Harris gần đây còn mời ông Jamie Dimon, CEO của "đế chế" tài chính JPMorgan Chase ăn trưa tại Nhà Trắng. Dù vậy, người phát ngôn của Dimon cho biết ông sẽ không bao giờ ủng hộ một ứng cử viên cụ thể nào.