Tại buổi sinh hoạt tuần lễ hội nhập dành cho các tân sinh viên, GS Lê Ngọc Thành đã có những chia sẻ về nghề để các em hình dung được con đường phía trước sẽ đi. Theo GS Thành, học cả đời là thương hiệu của sinh viên trường Y. Việc gặp gỡ sinh viên từ buổi “trứng nước” khi chân ướt chân ráo vào trường cùng với gia đình để tìm được tiếng nói chung, đồng cảm với nhau ngay từ đầu thì mới có thể đồng hành cùng nhau chặng đường còn lại.
Tân sinh viên Trường ĐH Y Dược, ĐH Quốc gia Hà Nội làm thủ tục nhập học năm 2024.
“Nghề Y vất vả. Đã có ý thức vào học ngành Y thì trong mỗi sinh viên đã có sự hướng thiện. Xã hội vẫn nói nghề Y là một nghề đặc biệt nên cần sự đãi ngộ đặc biệt. Trong bối cảnh hiện nay, những người làm ngành Y chưa được hưởng “đặc quyền” đặc biệt đó nhưng không vì vậy mà quên truyền lửa cho sinh viên”, GS Thành nói.
GS.TS Lê Ngọc Thành, Hiệu trưởng Trường ĐH Y Dược, ĐH Quốc gia Hà Nội. Ảnh: Nghiêm Huê
Cũng chính vì tính đặc thù của ngành Y mà theo GS Thành không phải ai cũng theo được, có sinh viên bỏ dở giữa chừng. Ngành Y vất vả, gian nan, chỉ tình yêu với nghề thôi chưa đủ, nếu không có động lực, có quá trình phấn đấu, sẽ khó thành công. Bởi quãng thời gian học ĐH 6 năm mới chỉ là bắt đầu con đường để trở thành một người bác sĩ. Vì vậy nên những sinh viên lựa chọn học ngành này rất cần sự đồng hành của phụ huynh và thậm chí cả bạn bè.
Em Vũ Ngọc Phú, quận Bình Tân, TP HCM, tân sinh viên ngành Dược, Trường ĐH Y Dược cho biết vượt hơn nghìn km ra Hà Nội học vì một phần quê gốc ở Hà Nội nên muốn về quê học tập. Khi biết lựa chọn của em, gia đình cũng khá lo lắng vì có một mình em ở ngoài này. Nhưng Phú quyết tâm theo học nên bố mẹ ủng hộ và em bắt đầu làm quen với cuộc sống tự lập xa nhà.
Ông Tống Trần Quảng, Yên Viên, Gia Lâm, Hà Nội đưa con trai là Tống Trần Tuấn Anh đi nhập học ở trường vừa tự hào, vừa lo lắng về chặng đường dài mà con sẽ đi. Ông Quảng cho biết từ nhỏ Tuấn Anh rất nhút nhát, thấy bố cắt tiết gà cũng sợ. Có lần, ông đùa với con “sợ thế sẽ cho học ngành y “, ngờ đâu câu nói đùa đó đã khích lệ cậu con trai quyết tâm tìm thầy ôn môn Sinh và lựa chọn xét tuyển vào trường y.
“Khi con đưa ra tờ giấy báo trúng tuyển gia đình rất mừng vì con đỗ đúng nguyện vọng nhưng lo lắng quá trình theo học của con 7-8 năm trời rất vất vả “ - ông Quảng tâm tư.
Nói về đổi mới tuyển sinh trong thời gian tới, GS Lê Ngọc Thành cho biết nhà trường đã tìm hiểu mô hình đào tạo của châu Âu và Mỹ. Nhà trường tiệm cận phương thức tuyển sinh của Mỹ đó là sinh viên tốt nghiệp 1 bằng đại học sau đó sẽ học Y. Từ năm 2025, Trường ĐH Y Dược, ĐH Quốc gia Hà Nội dự kiến áp dụng thêm 1 phương thức tuyển sinh là dành cho những sinh viên đã có 1 bằng tốt nghiệp ĐH tham gia xét tuyển ngành Y, ngành Dược. Theo đó, với đối tượng sinh viên này, ngành Y khoa sẽ học 4 năm còn ngành Dược học 3 năm.
Xem nhiềuGiáo dục
Quảng Ninh miễn phí 167 tỷ đồng học phí cho học sinh năm học 2024 - 2025
Giáo dục
Tranh cãi chuyện giải tán ban phụ huynh
Giáo dục
TPHCM: Phụ huynh bị 'vận động' đóng góp ít nhất 200.000 đồng làm đường
Giáo dục
Trường học chỉ phát giấy khen học sinh ủng hộ bão lũ từ 100.000 đồng trở lên
Giáo dục
Đăng thảo luận
2024-12-31 09:56:17 · 来自61.232.182.135回复
2024-12-31 10:06:03 · 来自222.78.145.3回复
2024-12-31 10:16:01 · 来自123.232.134.117回复
2024-12-31 10:26:14 · 来自222.94.142.110回复
2024-12-31 10:36:07 · 来自121.76.149.175回复
2024-12-31 10:46:19 · 来自210.37.71.3回复
2024-12-31 10:56:04 · 来自171.11.226.8回复
2024-12-31 11:06:05 · 来自139.214.30.163回复
2024-12-31 11:16:13 · 来自61.233.154.238回复
2024-12-31 11:26:00 · 来自121.77.150.135回复
2024-12-31 11:36:15 · 来自222.34.111.134回复