Giá cà phê hôm nay 1/11: quay đầu giảm, cả tháng 10/2024 mất 14.000 đồng/kg  第1张 Giá cà phê hôm nay 1/11: quay đầu giảm, cả tháng 10/2024 mất 14.000 đồng/kg.

Tại huyện Di Linh, Lâm Hà, Bảo Lộc (Lâm Đồng) giá cà phê hôm nay được thu mua với mức 107.800 đồng/kg.

Tại huyện Cư M'gar (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay ở mức 108.200 đồng/kg. Tại huyện Ea H'leo (Đắk Lắk), Buôn Hồ (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay được thu mua cùng mức 108.100 đồng/kg.

Tương tự tại tỉnh Đắk Nông, giá cà phê hôm nay thu mua ở mức 108.200 đồng/kg tại Gia Nghĩa và 108.100 đồng/kg ở Đắk R'lấp.

Tại tỉnh Gia Lai, giá cà phê hôm nay ở mức 108.100 đồng/kg (Chư Prông), ở Pleiku và La Grai cùng giá 108.000 đồng/kg.

Còn giá cà phê hôm nay tại tỉnh Kon Tum được thu mua với mức 108.100 đồng/kg.

Thị trường cà phê trong nước giảm trở lại so với cùng thời điểm hôm qua. Tổng kết tháng 10/2024, cà phê trong nước giảm trung bình 14.000 đồng/kg.

Kết thúc phiên giao dịch gần nhất, giá cà phê Robusta tại London giao tháng 1/2025 giảm 84 USD/tấn, ở mức 4.369 USD/tấn, giao tháng 3/2025 giảm 82 USD/tấn, ở mức 4.281 USD/tấn.

Trên sàn New York, giá cà phê Arabica giao tháng 12/2024 giảm 3,7 cent/lb, ở mức 245,9 cent/lb, giao tháng 3/2025 cent/lb giảm 3,55 cent/lb, ở mức 245,5 cent/lb.

Giá cà phê 2 sàn cùng giảm trở lại. Thị trường liên tục biến động trồi sụt mấy ngày qua. Cà phê giảm khi nghe tin có mưa ở Brazil và áp lực thu hoạch vụ mới tại Việt Nam.

Ngày 29/10, Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam (VICOFA) cho biết đã có báo cáo kim ngạch xuất khẩu cà phê Việt Nam niên vụ 2023 – 2024.

Tổng các loại cà phê xuất khẩu trong niên vụ đạt khoảng 1,45 triệu tấn, trong đó chủ yếu là cà phê Robusta với hơn 1,2 triệu tấn.

Xuất khẩu cà phê niên vụ qua đã đóng góp hơn 5,4 tỷ USD vào kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Dù sản lượng vụ vừa qua giảm 12,7% nhưng giá trị xuất khẩu vẫn tăng mạnh tới 33% do giá cà phê tăng cao.

Đây là mức kim ngạch cao nhất trong lịch sử xuất khẩu cà phê Việt Nam từ trước tới nay. Hiệp hội này cho hay hiện cà phê Việt Nam đã được xuất khẩu tới trên 80 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong đó châu Âu chiếm khoảng 48% thị phần, châu Á 21%, Mỹ 6%.