Các thống kê ở Việt Nam ghi nhận tỷ lệ sâu răng ở trẻ em lên hơn 86%, tức hầu như trẻ nào cũng gặp tình trạng này, trong đó tỷ lệ sâu ở răng vĩnh viễn rất cao.
Thông tin được PGS.TS.BS Trần Cao Bính, Giám đốc Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội, chia sẻ bên lề hội nghị khoa học quốc tế Khoa Răng Hàm Mặt, trường Đại học Văn Lang, ngày 12/10.
Theo phó giáo sư Bính, trẻ bị sâu răng nhiều hơn người lớn do ý thức chăm sóc, bảo vệ răng chưa cao. Trẻ ăn vặt nhiều, thiếu vệ sinh răng miệng, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, mảng bám thức ăn gây sâu răng. Hơn nữa, răng trẻ em cũng chưa cứng, chắc như người trưởng thành, dễ bị tổn thương hơn.
Sâu răng ở trẻ không điều trị kịp thời dễ viêm tủy răng, hoại tử tủy. Tình trạng này còn gây các vấn đề như viêm xoang hàm, viêm hạch, viêm tuỷ xương... Sâu răng gây ảnh hưởng đến đời sống hàng ngày của trẻ trong việc ăn uống, giấc ngủ, tinh thần học tập.
"Răng sâu nào cũng cần điều trị sớm. Riêng với trẻ bị sâu răng sữa, nếu không điều trị kịp thời sẽ mất răng sữa sớm, dẫn đến lệch lạc răng, ảnh hưởng quá trình mọc răng vĩnh viễn", phó giáo sư Bính nói.
Bác sĩ khám răng. Ảnh: Lê Phương
TS.BS Trần Ngọc Quảng Phi, Trưởng Khoa Răng Hàm Mặt, trường Đại học Văn Lang, cho biết tỷ lệ các bệnh răng miệng nói chung của người Việt cũng tương tự thế giới, nhưng mức độ trầm trọng, phức tạp thường cao hơn. Nhiều bệnh nhân tiếp cận điều trị giai đoạn trễ, dẫn đến không thể giữ được răng.
Theo tiến sĩ Phi, việc mất răng không chỉ tác động đến thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng các chức năng cơ thể. Trước hết, hệ thống nhai không tốt sẽ ảnh hưởng dạ dày. Với cuộc sống hiện đại nhiều căng thẳng, áp lực, cơ quan nhai cũng đóng vai trò giải tỏa stress. Khi mất răng, các răng lân cận sẽ di lệch, răng đối diện sẽ trồi, làm xáo trộn hệ thống nhai, ảnh hưởng khớp cắn, ảnh hưởng khớp thái dương hàm. Nhiều bệnh nhân đau khớp thái dương hàm đến mức trầm cảm, thậm chí muốn tự tử.
TS.BS Trần Ngọc Quảng Phi tại hội nghị khoa học quốc tế, ngày 12/10 . Ảnh Trà My
Bộ Y tế đã ban hành đề án nâng cao năng lực khám chữa bệnh răng hàm mặt và dự phòng bệnh răng miệng cộng đồng giai đoạn 2021-2030. Việc chăm sóc răng miệng cộng đồng được chú trọng ở nhiều lứa tuổi như mầm non, mẫu giáo, học đường, người cao tuổi... Trước đó, Việt Nam chỉ tập trung chương trình nha học đường, cho trẻ từ tiểu học.
Hiện nay, bác sĩ Việt Nam đã làm chủ các kỹ thuật răng hàm mặt tiên tiến trên thế giới, sánh ngang các nước trong khu vực. Điều này giúp giữ chân nhiều người bệnh ở lại trong nước điều trị, thu hút nhiều khách quốc tế đến điều trị bởi giá cả rất cạnh tranh.
Các chuyên gia khuyến cáo thực hiện chiến lược "4 con số 2" để vệ sinh răng miệng đúng cách. Ngày đánh răng tối thiểu 2 lần sau khi ăn. Thời gian đánh răng một lần tối thiểu 2 phút. Sau khi đánh răng 2 tiếng mới nên ăn để tăng hiệu quả bảo vệ. Một năm nên khám răng định kỳ 2 lần, phát hiện và xử lý sớm các vấn đề răng miệng, tránh để biến chứng nặng nề, giảm đáng kể chi phí điều trị.
Lê Phương
Đăng thảo luận
2024-12-08 13:45:36 · 来自123.234.38.46回复
2024-12-08 13:55:20 · 来自121.76.145.135回复
2024-12-08 14:05:25 · 来自106.93.192.16回复
2024-12-08 14:15:26 · 来自121.76.175.155回复
2024-12-08 14:25:30 · 来自182.86.120.96回复
2024-12-08 14:35:35 · 来自123.235.73.182回复
2024-12-08 14:45:46 · 来自121.76.156.131回复
2024-12-08 14:55:14 · 来自121.76.239.253回复
2024-12-08 15:05:24 · 来自139.212.36.178回复
2024-12-08 15:15:14 · 来自171.15.188.136回复
2024-12-08 15:25:30 · 来自222.49.117.225回复