Với quy mô 60 gian hàng, triển lãm thu hút sự tham gia của các làng nghề, cơ sở sản xuât thủ công mỹ nghệ huyện Thường Tín và các huyện lân cận tham gia trưng bầy, giới thiệu sản phẩm. Các sản phẩm trưng bày bao gồm gốm sứ, thêu thùa, điêu khắc, đúc đồng đến các loại sản phẩm làm từ gỗ và nhiều nguyên liệu khác.

Điều này thể hiện sự đa dạng và phong phú trong nguồn tài nguyên và kỹ thuật truyền thống của huyện Thường Tín. Giám đốc Hợp tác xã hoa, cây cảnh và dịch vụ Hồng Vân (Thường Tín) Nguyễn Thị Thanh Loan chia sẻ, thông qua việc tham gia sự kiện, đơn vị có thêm cơ hội giới thiệu sản phẩm OCOP 4 sao trà kim ngân hoa Hồng Vân tới người tiêu dùng Thủ đô và du khách.

Thường Tín khai mạc triển lãm sản phẩm OCOP hàng thủ công mỹ nghệ năm 2024  第1张 Khách hàng đến Festival  Thường Tín tiếp cận sản phẩm Thủ công mỹ nghệ, OCOP. Ảnh: Hoài Nam

“Vì vậy doanh nghiệp mong muốn ngành công thương Thủ đô tổ chức nhiều hơn các Festival làng nghề qua đó tạo điều kiện để chủ thể OCOP đưa sản phẩm đến được với người tiêu dùng. Đồng thời, kỳ vọng có thể đưa sản phẩm OCOP vào hệ thống bán lẻ hiện đại, siêu thị quảng bá, tiêu thụ”-bà Loan đề xuất. 

Phó Chủ tịch UBND huyện Thường Tín Bùi Công Thản chia sẻ: Thường Tín là vùng đất có 126 làng nghề, trong đó có 48 làng được công nhận làng nghề truyền thống và 1 làng nghề Hà Nội. Đặc biệt, nghề thêu phục chế trang phục cung đình ở làng Đông Cứu (xã Dũng Tiến) được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia. Chính vì vậy cấp ủy, chính quyền và nhân dân huyện Thường Tín luôn coi việc phát triển ngành tiểu thủ công nghiệp và làng nghề truyền thống là nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển kinh tế địa phương.

Thường Tín khai mạc triển lãm sản phẩm OCOP hàng thủ công mỹ nghệ năm 2024  第2张 Các đại biểu nhấn nút khai mạc sự kiện Festival tối 11/10 tại huyện Thường Tín . Ảnh: Hoài Nam

Phát biểu tại lễ khai mạc, Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội Nguyễn Đình Thắng cho biết: TP Hà Nội đặt mục tiêu có trên 10.000 lượt doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn được hỗ trợ từ chương trình khuyến công, tạo việc làm cho khoảng 50.000 lao động nông thôn, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng thủ công mỹ nghệ tăng bình quân 5-8%/năm, đạt 550 triệu USD vào năm 2025...

Vì vậy, hoạt động này là hoạt động khuyến khích, định hướng cho các tác giả sáng tác, thiết kế các sản phẩm vừa mang tính ứng dụng, vừa có giá trị thẩm mỹ cao. Đồng thời tích cực hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn ngành thủ công mỹ nghệ Hà Nội đa dạng hóa mẫu mã sản phẩm, đáp ứng yêu cầu thị trường.

“Festival làng nghề thiết kế sáng tạo và Triển lãm các sản phẩm OCOP, sản phẩm văn hóa, thủ công mỹ nghệ và làng nghề huyện Thường Tín sẽ là động lực quan trọng để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm, thu hút người dân, doanh nghiệp tăng cường trao đổi, giao thương hàng hóa.

Bên cạnh đó, triển lãm góp phần kết nối, mở rộng hợp tác kinh doanh giữa các tổ chức, các chuyên gia, doanh nghiệp trong nước và quốc tế trong lĩnh vực thiết kế và công nghiệp sáng tạo. Đây thực sự còn là hoạt động thiết thực, quan trọng đóng góp vào sự phát triển ngành thủ công mỹ nghệ, góp phần đẩy mạnh tăng trưởng bền vững của kinh tế Thủ đô” - ông Thắng nhấn mạnh.